Chủng viruscorona bí ẩn mới phát hiện khiến nhiều người lo sợ, nguy hiểm cỡ nào?

Tuấn Anh (Theo RT) Thứ sáu, ngày 28/01/2022 07:31 AM (GMT+7)
NeoCoV là "họ hàng" gần nhất của biến thể đã gây ra các vụ bùng phát chết người vào năm 2015.
Bình luận 0
Chủng viruscorona bí ẩn mới phát hiện khiến nhiều người lo sợ, nguy hiểm cỡ nào? - Ảnh 1.

Hiện tại virus mới chỉ gây ra mối đe dọa cho loài dơi. Ảnh Getty

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng một dòng coronavirus NeoCoV, họ hàng gần nhất của coronavirus gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), có khả năng lây nhiễm sang người, có thể bị đột biến và do đó có thể được coi là "một mối đe dọa an toàn sinh học tiềm ẩn" đối với nhân loại. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng, bản chất của NeoCoV "vẫn còn bí ẩn".

Các chuyên gia cho biết, để xâm nhập vào cơ thể người, virus phải đột biến gen. Họ lưu ý rằng hiện tại virus mới chỉ gây ra mối đe dọa cho loài dơi.

Đây là những gì chúng ta biết vào thời điểm hiện tại về loại virus bí ẩn.

Chủng này được phát hiện ở đâu và như thế nào?

Bản thân chủng này đã được các nhà khoa học biết đến từ rất lâu trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra do chủng SARS-CoV-2. Vào năm 2014, Hiệp hội Vi sinh vật học Mỹ đã công bố nghiên cứu dành riêng cho MERS-CoV mới nổi, được tìm thấy ở lạc đà và sau đó là ở nhím.

 Bài báo nói rằng các nhà khoa học "đã xác định trình tự bộ gen đầy đủ của CoV trực tiếp từ phân của một loài dơi Neoromicia capensis ở Nam Phi (NeoCoV)" - để tìm ra rằng 85% bộ gen NeoCoV giống hệt MERS-CoV. Họ kết luận rằng mặc dù hai chủng thuộc về "một loài virus", MERS-CoV rõ ràng đã xuất hiện do đột biến NeoCoV, được truyền từ dơi sang lạc đà. Một số nghiên cứu khác sau đó đã xác nhận rằng các chủng này có nguồn gốc từ loài dơi.

MERS-CoV, hiện đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là nguyên nhân có thể gây ra đại dịch trong tương lai, đã bùng phát ở 21 quốc gia vào năm 2015.

NeoCoV và SARS-CoV-2 khác nhau như thế nào?

Một bài báo nghiên cứu năm 2020 do Thư viện Y khoa Quốc gia xuất bản đã  chỉ ra rằng NeoCoV gần với MERS-CoV hơn SARS-CoV. Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng NeoCoV có thể xuất hiện trong "bệnh lây truyền liên quan đến con người"

Theo thông báo trên cổng thông tin bioRxiv, NeoCoV "có thể sử dụng hiệu quả một số loại Enzyme chuyển đổi Angiotensin 2 (ACE2) của dơi và ít thuận lợi hơn là ACE2 của con người để xâm nhập."

SARS-CoV-2 cũng sử dụng ACE2 để xâm nhập vào cơ thể người, điều này có nghĩa là cơ chế lây nhiễm của hai chủng có thể giống nhau.

NeoCoV có gây ra mối đe dọa sắp xảy ra cho con người không?

Theo các chuyên gia đến từ trường đại học nổi tiếng Vũ Hán, để lây nhiễm cho con người, chủng vi khuẩn này cần phải biến đổi theo một cách cụ thể. Hiện tại NeoCoV chỉ đang lây lan ở loài dơi.

Khả năng đột biến và truyền từ động vật sang động vật của coronavirus (như trường hợp của dơi và lạc đà) và từ động vật sang người đã được nhiều người biết đến: một nghiên cứu khác gần đây, cũng do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện, đã chỉ ra rằng 'tổ tiên' của biến thể Omicron của Covid-19, hiện đang chiếm ưu thế ở nhiều quốc gia, "đã nhảy từ người sang chuột, các đột biến tích lũy nhanh chóng có lợi cho việc lây nhiễm vật chủ đó, sau đó lại nhảy trở lại người".

Trong một cuộc phỏng vấn với RT, nhà miễn dịch học Vladimir Bolibok giải thích rằng loài dơi, "là một ổ chứa tự nhiên của nhiều loại biến thể coronavirus", giống như con người, coronavirus của chính chúng có thể truyền và đột biến.

Theo các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Virrus và Công nghệ Sinh học Nga, không có lý do gì để hoảng sợ.

"Hiện tại, không có tin đồn nào về sự xuất hiện của một loại coronavirus mới, sẵn sàng lây lan tích cực trong dân số loài người. Các rủi ro được các chuyên gia Trung Quốc xác định có tính chất tiềm ẩn và cần phải nghiên cứu thêm", RIA Novosti trích dẫn các tuyên bố của giới khoa học nói chung cho biết.

NeoCoV có thể nguy hiểm như thế nào?

Các nhà khoa học Trung Quốc đã cảnh báo về "mối đe dọa tiềm ẩn về an toàn sinh học" của loại virus mới "với cả tỷ lệ tử vong và tốc độ lây truyền cao".

Tỷ lệ tử vong của "họ hàng gần nhất" của chủng, MERS-CoV là 34-35% kể từ khi xuất hiện vào năm 2012, cao hơn nhiều so với SARS-CoV-2 với tỷ lệ 10%.

Khuyến nghị của các nhà khoa học là gì?

Các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh rằng NeoCoV phần lớn vẫn chưa được khám phá. Các nhà khoa học khác đồng ý rằng cần phải nghiên cứu thêm, cũng như giám sát chặt chẽ dơi và các động vật khác bị ảnh hưởng bởi virus liên quan đến MERS-CoV "để không bỏ lỡ thời điểm này".

"Bất kỳ sự lây nhiễm nào phát sinh từ thiên nhiên và truyền sang người đều là một điều đáng lo ngại, bởi vì với mật độ dân số như ở các thành phố Đông Nam Á, ở Trung Quốc nói riêng, ở các thành phố châu Âu, châu Mỹ, bất kỳ sự lây nhiễm nào cũng sẽ lây lan như cháy rừng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem