NATO được cho là không thể đánh bại Nga.
Rand Corp, tổ chức chuyên nghiên cứu và phân tích các vấn đề chính sách, tư vấn cho quân đội Mỹ đã theo dõi chặt chẽ tình hình quân sự dọc biên giới phía Đông của NATO tại Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania.
Năm 2016, nhà nghiên cứu cấp cao của Rand Corp là David Shlapak và đồng nghiệp của ông Michael Johnson nhận thấy rằng, các lực lượng Nga có khả năng tràn tới thủ đô các nước Baltic chỉ trong vài giờ nếu chiến tranh bùng nổ.
Gần đây khi được hỏi liệu đánh giá trên có gì thay đổi ở hiện tại hay không, ông Shlapak khẳng định với Newsweek rằng: "Chúng tôi không thấy có nhiều khác biệt. Họ (các nước Baltic) rất hạn chế về khả năng chiến đấu trong trường hợp chiến tranh nổ ra".
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ông Trump đặt câu hỏi về sự tồn tại và hữu ích của NATO trong một cuộc họp thượng đỉnh cả khối đầu tuần này.
Tại cuộc họp, Tổng thống Mỹ đã gay gắt lên án các thành viên NATO không thực hiện cam kết chi tiêu quốc phòng 2% GDP của họ.
Theo ông Shaplak, mâu thuẫn như vậy không tốt cho NATO. "Tôi nghĩ ông Trump gây cảm giác, ông đã giành được một trong những chiến thắng về mặt quan hệ công chúng nhưng cuối cùng, ông ấy lại khiến mọi người cảm thấy hoài nghi và không chắc chắn về vị thế của Mỹ".
NATO được thành lập vào năm 1949 để đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô và tồn tại cho đến nay. Căng thẳng gần đây giữa Nga và phương Tây leo thang đến mức nhiều người gọi đây là "một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".
NATO được đánh giá là có thể có có số lượng máy bay nhiều hơn Nga 4,5 lần nhưng theo một báo cáo năm 2016 của Rand Corp: “Người Nga có lợi thế hơn lực lượng NATO hiện tại trong lĩnh vực phòng không tích hợp , pháo binh tầm xa, đạn pháo xuyên giáp, và chiến tranh điện tử".
Một báo cáo từ tháng 5 năm 2018 cũng cho biết: “Với vị thế và khả năng hiện tại của NATO, Nga vẫn có lợi thế đáng kể trong những ngày đầu và tuần đầu nếu chiến tranh trên bộ nổ ra chống lại các quốc gia vùng Baltic".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.