Chuyên gia: Trung Quốc rước họa nếu gây chiến với Ấn Độ

Đăng Nguyễn - SCMP Thứ hai, ngày 31/07/2017 17:55 PM (GMT+7)
Cách tiếp cận cứng rắn của Trung Quốc trong vấn đề biên giới có thể biến Ấn Độ thành kẻ thù, gây tác động tiêu cực đến chính sách thúc đẩy kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bình luận 0

img

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tập trận chung khi hai nước còn chưa căng thẳng.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã trừng mắt nhìn nhau trong căng thẳng biên giới kéo dài suốt 40 ngày qua. Hai nước đổ lỗi cho nhau và không ngừng huy động quân đội áp sát biên giới.

Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong cảnh báo, chính sách cứng rắn của Bắc Kinh càng làm chia rẽ quan hệ hai nước và khiến New Delhi trở thành kẻ thù.

“Trung Quốc đang dùng đòn chiến tranh tâm lý. Nhưng ngay cả khi đánh bại Ấn Độ trên đất liền, Bắc Kinh cũng không thể vô hiệu hóa được New Delhi trên biển”, chuyên gia Wong nói, nhấn mạnh Ấn Độ Dương là tuyến đường hàng hải huyết mạch của Trung Quốc.

Hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương và eo biển Malacca.

“Không giống như một số nước khác, Ấn Độ không bao giờ bị chi phối bởi chiến lược ‘cây gậy và củ cà rốt” của Trung Quốc”, ông Wong nói.

Trong khi đó, Ấn Độ nằm ở trung tâm trong tuyến đường năng lượng quan trọng của Trung Quốc. “Nếu Ấn Độ phong tỏa hoạt động giao thương của Trung Quốc qua Ấn Độ Dương, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với thảm họa”.

Sun Shihai, cố vấn Hiệp hội Nghiên cứu Nam Á ở Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc trong Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường.

img

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

“Bắc Kinh muốn mời New Delhi vào dự án đầy tham vọng vì hai nước đều hưởng lợi từ chính sách này. Trung Quốc cũng cần Ấn Độ để kết nối với các nước phương Tây”, ông Sun nói. “Nhưng những gì xảy ra ở biên giới đã khiến Ấn Độ ngờ vực Trung Quốc và thậm chí còn có thể khiến sáng kiến tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phá sản”.

Trung Quốc vẫn còn một lựa chọn khác là thúc đẩy thương mại thông qua Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan trị giá 50 tỷ USD. Tuy nhiên, tuyến đường này đi qua hai khu vực Kashmir và Gilgit-Baltistan, vốn đang nằm trong tranh chấp Ấn Độ-Paksistan.

Theo giới phân tích, thất bại trong hai chiến lược thúc đẩy kinh tế này sẽ khiến Trung Quốc bỏ lỡ cơ hội vượt Mỹ sau khi ông Trump rút Washington khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ngoài ra, trước mối đe dọa từ Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng xích lại gần Mỹ và Nhật Bản. Ba nước đã tổ chức tập trận hải quân 10 ngày ở Vịnh Bengal. Ấn Độ cũng chi 365 triệu USD mua máy bay vận tải Mỹ và 2 tỷ USD xây dựng mạng lưới máy bay trinh sát không người lái.

Theo ông Wong, 3 động thái này đều là thông điệp “cảnh báo” Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh quá trình đóng mới các tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm tấn công hiện đại, vốn là điều Trung Quốc lo ngại nhất.

80.000 quân TQ từng tràn qua biên giới, đánh sâu vào Ấn Độ

Mâu thuẫn biên giới lên tới đỉnh điểm khi 80.000 quân Trung Quốc tràn vào Ấn Độ, mở đầu chiến tranh biên giới Trung-Ấn...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem