Cận cảnh quá trình cứu trị, chăm sóc từng cá thể gấu ở Ninh Bình

Vũ Thượng Thứ năm, ngày 18/08/2022 14:14 PM (GMT+7)
Trung tâm bảo tồn đồng vật hoang dã Nước Việt là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 2014 tại tỉnh Ninh Bình. Hiện nay, cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đang cứu trị, chăm sóc 49 cá thể gấu, với 3 khu nhà trên tổng diện tích 5 ha.
Bình luận 0

Từ cứu hộ gấu

Nhờ trung tâm này, các chủ trại nuôi gấu tư nhân có thể tự nguyện chuyển giao các cá thể gấu đang nuôi giữ đến cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Ngoài ra, cơ sở cũng tiếp nhận các cá thể gấu bị tịch thu từ các vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép do cơ quan chức năng bàn giao.

Cận cảnh cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình.

Trước khi cứu hộ gấu, phải thăm tiền trạm, thu thập thông tin, lịch sử về động vật. Bên cạnh đó chuẩn bị các thủ tục pháp lý theo quy định của nhà nước.

Clip chăm sóc bảo tồn gấu ở Ninh Bình - Ảnh 2.

Toàn cảnh cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng

Đội cứu hộ gấu gồm đội ngũ bác sĩ thú y, quản lý động vật kiểm tra tình trạng động vật. Ngoài ra, còn tuyền truyền, phổ biến quy định về an toàn cho toàn bộ người tham gia cứu hộ có mặt tại hiện trường.

Clip chăm sóc bảo tồn gấu ở Ninh Bình - Ảnh 3.

Bể bơi nhân tạo giống y thật giúp cho các cá thể gấu tắm mỗi ngày. Ảnh: Vũ Thượng

Đồng thời, bố trí khu thăm khám sức khỏe cho động vật khi đưa ra khỏi chuồng nuôi nhốt. Bác sĩ thú y tiến hành gây mê, tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể. Chuyển động vật lên xe chuyên chở, xe khởi hành ngay khi động vật tỉnh mê.

Clip chăm sóc bảo tồn gấu ở Ninh Bình - Ảnh 4.

Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình "nơi gấu được quyền lựa chọn". Ảnh: Vũ thượng

Chăm sóc từng cá thể gấu

Sau khi cá thể gấu được đưa về cơ sở bảo tồn gấu thì tiến hành cách ly 3 tuần để kiểm dịch và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thú y, cá thể gấu làm quen với chế độ ăn, và người chăm sóc.

Clip chăm sóc bảo tồn gấu ở Ninh Bình - Ảnh 5.

Cá thể gấu đang đi tìm kiếm thức ăn. Ảnh: Vũ Thượng

Hết giai đoạn cách ly, động vật được chuyển lên "nhà gấu" với môi trường mới, môi trường phong phú. Đặc biệt, mỗi cá thể gấu có thể tự do ra vào không gian trong nhà gấu hoặc sân chơi bán tự nhiên với địa hình gần với thiên nhiên.

Clip chăm sóc bảo tồn gấu ở Ninh Bình - Ảnh 6.

Hàng lưới sắt ngăn các cá thể gấu không ra ngoài khu vực. Ảnh: Vũ Thượng

Clip chăm sóc bảo tồn gấu ở Ninh Bình - Ảnh 7.

Biển cảnh báo không chạm vào hàng rào điện tại cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng

Với cơ sở vật chất và phúc lợi động vật theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đảm bảo điều kiện sống phù hợp nhất, cùng đội ngũ thú y hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho các cá thể gấu được đưa về đây.

Clip chăm sóc bảo tồn gấu ở Ninh Bình - Ảnh 8.

Hình ảnh tuyên truyền nói không với mật gấu. Ảnh: Vũ Thượng

Cá thể gấu đưa về cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình được chăm sóc với chế độ ăn phong phú, 3 lần/ngày. Đồ "làm giàu hành vi" và "làm giàu vận động" giúp gấu nhanh chóng phục hồi bản năng tự nhiên.

Clip chăm sóc bảo tồn gấu ở Ninh Bình - Ảnh 9.

Thức ăn của những cá thể gấu tại cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình như: Quả bí đỏ, táo, dưa, cà sốt... Ảnh: Vũ Thượng

Mỗi cá thể gấu đều được kiểm tra sức khỏe và điều trị thú y ngay từ những ngày đầu tiên về đến cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. 

Sau khi các vấn đề bệnh lý đã được kiểm soát và điều trị, gấu sẽ được kiểm tra sức khỏe từ 1-2 năm tùy vào tình trạng của từng cá thể.

Như vậy, có thể nói, với trung tâm bảo tồn gấu này, trong tương lai, sẽ có nhiều cá thể gấu được chăm sóc, thoát được cảnh bị hành hạ vì nuôi nhốt, lấy mật.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem