Công chức, viên chức ngành tổ chức cán bộ xem xét chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024 gồm những ai?
Công chức, viên chức ngành tổ chức cán bộ xem xét chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024 gồm những ai?
Việt Sáng
Thứ hai, ngày 13/05/2024 06:35 AM (GMT+7)
Công chức, viên chức ngành tổ chức cán bộ xem xét chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024 được thực hiện theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP và Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Theo đó, sẽ có 8 vị trí công chức, viên chức ngành tổ chức cán bộ xem xét chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024.
Tôi muốn hỏi, công chức viên chức ngành tổ chức cán bộ phải chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024 gồm những ai?
Bạn đọc Phạm Thị Mai Anh (Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) hỏi.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết: Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định định kỳ từ 2 - 5 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được luân chuyển công tác.
Công chức, viên chức ngành tổ chức cán bộ xem xét chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024 được thực hiện theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP và Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Theo đó, sẽ có 8 vị trí công chức, viên chức ngành tổ chức cán bộ xem xét chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024.
Công chức, viên chức ngành tổ chức cán bộ xem xét chuyển đổi, luân chuyển công tác năm 2024:
1. Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
3. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế.
4. Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp.
5. Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp.
6. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
7. Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo.
8. Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.