Ngày 17.9, Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc và yêu cầu phía Thái Lan điều tra vụ việc tàu cá Việt Nam bị bắn khiến 1 ngư dân thiệt mạng và 2 người khác bị thương.
Giáo sư Luật Erik Franckx, thành viên của Tòa trọng tài thường trực, cho rằng công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đề cập đến việc mở rộng lãnh hải của Trung Quốc chứ không hề nhắc đến Hoàng Sa hay Trường Sa.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 10.6 cho biết, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ đã có công hàm gửi Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) tại Paris để bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông.
Ngày 27.5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Kêu gọi xây dựng lòng tin tại châu Á, nhưng Trung Quốc đã không chỉ xuyên tạc, vu khống cho Việt Nam về nhiều vấn đề liên quan đến biển đảo, trong đó có Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, mà còn “nói một đằng, làm một nẻo” trên Biển Đông.
Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) sắp diễn ra tới đây, lãnh đạo Việt Nam sẽ có thông điệp phù hợp về tình hình Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.
Chiều nay (15.5), Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ. Một trong những nội dung đang là tâm điểm chính là về tình hình Biển Đông. Đông đảo phóng viên trong và ngoài nước tham dự.