Cột cờ Hà Nội hơn 200 năm tuổi có gì đặc biệt?

Kim Duyên Thứ ba, ngày 09/08/2022 07:06 AM (GMT+7)
Cột cờ Hà Nội (kỳ đài Hà Nội) được xây dựng dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn. Cột cờ được coi là chứng nhân lịch sử trải qua những năm, tháng thăng trầm của vùng đất Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Bình luận 0

Cột cờ hơn 200 năm tuổi nằm trên phố cổ Hà Nội. Clip: Kim Duyên.


“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 2.

Cột cờ Hà Nội hiện nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Kim Duyên.

“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 3.

Theo sử sách ghi lại, cột cờ Hà Nội được xây dưới thời Vua Gia Long, trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long, khởi công từ năm 1805, đến năm 1812 hoàn thành. Ảnh: Kim Duyên.

“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 4.

Tính từ chân lên đỉnh, cột cờ cao 41m gồm 3 tầng đế và một thân cột. Ảnh: Kim Duyên.

“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 5.

Các tầng đế cột cờ có hình vuông, nhỏ dần lên trên, chồng lên nhau, xung quanh ốp gạch. Ảnh: Kim Duyên.

“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 6.

Thân cột cờ có hình trụ 8 cạnh, cao 18,2m, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy ốc lên tới đỉnh. Ảnh: Kim Duyên.

“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 7.

Đỉnh cột cờ được thiết kế hình bát giác, có 8 cửa sổ - tương ứng 8 mặt. Với kiến trúc cân đối, độc đáo, đã tạo cho cột cờ những đường nét thẳng, vững vàng và uy nghi. Ảnh: Kim Duyên.

“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 8.

Cột cờ có 4 cửa. Trừ cửa hướng Bắc, 3 cửa còn lại của Kỳ đài đều được khắc tên riêng: cửa Đông là "Nghênh húc"; cửa Tây là "Hồi quang"; cửa Nam là "Hướng minh". Ảnh: Kim Duyên.

“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 9.

Đến nay, cột cờ được bảo tồn gần như nguyên hiện trạng. Ông Võ Văn Quy (Cầu Giấy, Hà Nội) tự hào: "Cột cờ Hà Nội là minh chứng cho một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc - từ một đất nước thuộc địa đứng lên giành chính quyền, giành độc lập, tự do". Ảnh: Kim Duyên

“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 10.

Dưới thời nhà Nguyễn, cột cờ có chức năng như vọng canh. Từ trên đỉnh cột cờ, có thể quan sát một vùng khá rộng lớn cả trong và ngoài khu thành cổ theo trục Bắc - Nam. Ảnh: Kim Duyên.

“Nhân chứng” hơn 200 tuổi của Hà Nội - Ảnh 11.

"Khi đến một nơi nào đó mình thường đến tham quan các di tích lịch sử để hiểu hơn về lịch sử và củng cố kiến thúc. Lần đầu đến cột cờ Hà Nội, có thể nhìn thấy, trực tiếp chạm và cảm nhận di tích lịch sử cột cờ mình có một cảm giác khó tả, vừa cảm thấy tự hào, vừa bồi hồi", bạn Huỳnh Lý Ngọc Diễm - sinh viên năm 4 chuyên ngành Sư phạm Lịch Sử, Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM chia sẻ niềm tự hào, khi lần đầu ra Hà Nội. Ảnh: Kim Duyên.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem