Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Từ lâu cứ vào dịp cuối năm dọc dòng sông Đá Trắng chảy qua xã Thống Nhất (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) người dân ở đây vẫn đánh bắt được loại cua lông tương tự như loài cua đặc sản đến từ Thượng Hải (Trung Quốc).
Theo những người già sống trong thôn Đá Trắng thì cua lông từ lâu đã có và được nhiều người dân đánh bắt. Thoạt nhìn, chúng trông hơi giống so với con cua đồng, đặc biệt ở phần mai là màu xám, ánh xanh nhưng to hơn khá nhiều.
Loại cua lông này sống và làm tổ ở những bờ sông, bờ suối dọc khu vực Đá Trắng. Sở dĩ người dân quen gọi là cua lông bởi cua có lớp lông đen, mịn màng ở các đầu càng.
Đặc biệt, hai càng đầu tiên, to nhất của cua lông thì lớp lông nhiều dày, mọc đều tới phần giữa càng.
Cua lông là loài cua đặc sản trên sông, suối và các khu vực nước ngọt ở một số tỉnh phía Bắc. Đặc điểm chung là phía các đầu càng cua có đám lông đen (hoặc màu nâu, vàng tùy mùa), mịn, mượt bám đầy.
Ở một số tỉnh phía Bắc dọc các nhánh của sông Hồng như: Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng... cũng có một loài cua tương tự như cua lông mà người dân thường hay gọi với tên gọi khác là cua da, cua sông.
Cua lông trên dòng sông Đá Trắng chảy qua TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu to, béo vào dịp trung tuần tháng 9 tới cuối năm. Loài cua này nhiều người có tiền, sành ăn trông thấy thường cho là cua lông Thượng Hải (Trung Quốc).
Theo chị Hà Thị Mai, thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), người gắn bó nhiều năm với nghề quăng chài thả lưới trên khúc sông quanh thôn kể thì cua lông thi thoảng vẫn mắc lưới đánh cá rải trên sông.
Dân gian thường có câu “Cua tháng ba, cà ra tháng tám” nhưng chính vụ cua lông lại thường rơi vào tháng 10 tới tháng 12 dương lịch tức từ tháng 9 tới tận cuối năm âm lịch.
Vào dịp này, có những ngày vợ chồng chị Mai đánh bắt được 1-2 kg. Giá bán dao động từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, thông thường cua đánh lên được bán hết ngay hoặc được thương lái thu gom xuất đi Trung Quốc.
“Năm trước có người quen với gia đình tôi vốn là thực khách sành ăn từ trong Nam ra đây du lịch, tìm tới mua cua, có nhận xét là cua sông ở đây rất ngon, nhiều gạch, ngậy thơm khác biệt so với nhiều nơi. Chúng có hình dạng, kích thước rất giống với loài cua lông xuất xứ từ Trung Quốc mà giá bán từ 800.000 – 1.000.000 đồng/kg”- chị Mai kể.
Cua lông ở Đá Trắng thường có thể đánh bắt quanh năm. Tuy nhiên, từ dịp tháng Giêng tới tháng 4,5 âm lịch thì thường không nhiều, nếu có đánh bắt được thì cua thường rất nhỏ, óp và thường không có trứng.
Cua lông Đá Trắng khá khoẻ, vì thế khi bắt được người dân thường dùng dây nhựa hoặc bện các loại dây cỏ, hay dây cói ven sông, suối để buộc ngay tại chỗ.
Cua lông đặc sản có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, nhưng đơn giản và ngon nhất phải kể đến cua hấp.
Món ăn này giữ trọn hương vị béo ngậy của thịt cua, gạch cua. Chế biến cua rất đơn giản. Theo đó, cua sau khi được đánh bắt, đem rửa thật sạch cho hết bùn, đất, để ráo nước rồi cho vào hấp cách thủy đến khi chín.
Cua lông tuy nhỏ nhưng rất chắc thịt. Khác hẳn với hương vị của các loại cua nước ngọt, phần thịt cua lông khá chắc, không hề có mùi tanh, hoi của bùn, đất mà ngọt, bùi đặc biệt rất ngậy, thơm... càng ăn càng hấp dẫn.
Đặc biệt nhất ở loài cua lông xét về mặt thực phẩm phải kể đến phần gạch cua như lòng đỏ trứng, màu cam vàng hấp dẫn... tràn đầu phần mai và thân cua, chiếm tới gần nửa trọng lượng cua.
Nhiều người ví phần gạch cua lông ăn như lòng đỏ trứng kết hợp với gan ngỗng thượng hạng quả không sai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.