Tết đến sớm hơn
Sợ đúng ngày 23 tháng Chạp giá cả đắt đỏ nên chị Nguyễn Thị Huyền (Tân Yên (Bắc Giang) đã “dời” ngày cúng ông Công ông Táo sớm hơn 2 ngày. Chị cho biết: “Hôm đó là thứ Bảy, ngày nghỉ nên tôi quyết định làm lễ sớm. Nhưng cầm 500.000 đồng đi chợ cũng chỉ đủ mua một bộ mũ áo giấy, hương hoa, nải chuối, khoanh giò và gia vị làm miến, nấu xôi… Lòng thành là chính, tôi cũng chẳng mua cá chép như mọi năm”.
|
Vứt nguyên bộ đồ thờ cũ xuống sông Hồng (ảnh chụp trên cầu Long Biên) sáng 16.1. |
Chiều 22 âm lịch (15.1), ngoài việc tổ chức Tết ông Công, ông Táo sớm hơn mọi khi, người dân ở nhiều vùng nông thôn của Bắc Giang rục rịch rủ nhau đi nổ bỏng, rang lạc làm kẹo chè lam và kẹo lạc. Các con ngõ từ đầu đến cuối làng của nhiều vùng quê thơm phức mùi bỏng, mùi lạc rang, trẻ con rộn rã cười đùa với quần áo mới khiến nhiều người cảm thấy không khí tết đã đến gần.
Nhà nghiên cứu văn hóa Lê Quý Đức nhận xét: “Ngày nay phú quý sinh lễ nghĩa, nên ngày ông Công, ông Táo cũng bị bày vẽ quá mức. Theo tôi, phong tục này cần được duy trì nhưng không nên quá cầu kỳ, làm biến tướng”.
Còn tại một phiên chợ quê ở xã Hoằng Thịnh, (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), các cửa hàng đều bày bán la liệt đồ thờ cúng… Bà Lê Thị Nam - một chủ cửa hàng bán đồ mã cho biết: “Nhà quê nghèo nên các loại hàng mã thường được làm khá đơn giản. Mỗi chiếc mũ giấy chỉ có giá từ 20.000 - 35.000 là cao nhất”.
Ghi nhận của NTNN tại nhiều chợ, năm nay giá các loại cá chép có nhích hơn so với năm ngoái. Một bộ ba con cá chép đỏ loại vừa để cúng có giá từ 25.000 – 30.000 đồng (năm ngoái giá 15.000 -20.000 đồng). Cao nhất là cá chép đầu rồng được bày bán với giá 75.000 -90.000 đồng một bộ ba con. Dù vậy, mặt hàng này vẫn luôn đắt khách.
Vô tư vứt rác xuống sông
Ngay từ sáng sớm 23 tháng Chạp, tại các cây cầu bắc qua sông Hồng, người dân Hà Nội chọn luôn các vị trí thuận tiện để thả cá chép phóng sinh. Rất nhiều người mang cả tro vàng mã và đủ các loại túi nylon, thậm chí cả bao tải... ném xuống sông Hồng và hồ Tây.
Ngư dân đưa bếp lò ra miếu gửi
Theo phong tục, rạng sáng ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ngư dân Khánh Hòa làm lễ cúng đưa ông Táo về trời với nghi thức là thay “nhà mới” cho ông Táo. Những chiếc lò đất đun nấu cả năm qua được mang đến đình, miếu gửi với ý nghĩa cầu mong một năm mới may mắn, an khang. Riêng ngư dân xóm Cồn (Nha Trang), chiếc bếp lò cũ được mang lên ghe hoặc thúng chai, chèo đưa ra đặt ở miếu Cậu để cầu phúc, an lành, may mắn...
Mai Khuê
Anh Nguyễn Văn H ở phố Nguyễn Thái Học cùng vợ có mặt trên cầu Long Biên cho biết:
“Bố mẹ tôi bảo phải mang tro vứt xuống sông, hồ thì những thứ cúng cho ông Công, ông Táo và ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia mới nhận được”.
Việc thả tro không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường nước mà còn bay đầy mặt, quần áo người đi đường. Chỉ mới gần cuối giờ chiều, trên mặt cầu Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Thăng Long… túi nylon, bao tải bay khắp nơi, có chỗ được chất thành đống.
Không chỉ ở gia đình, ngay cả một số cơ quan, công sở, người ta còn “mạnh tay” cho Tết ông Công, ông Táo, gây lãng phí. Chị Đặng Thu Thủy làm việc tại một chi nhánh ngân hàng ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết:
“Năm nào phòng cũng phải trích khoảng trên dưới 1 triệu đồng cho lễ cúng ông Công, ông Táo, cũng mua đầy đủ đồ lễ và mời thầy đến làm lễ cúng khá tốn kém”.
Thanh Xuân – Nguyễn Thiêm – Minh Nguyệt
Vui lòng nhập nội dung bình luận.