Trong lịch sử, Lý Anh Tông chính là vị vua Việt đầu tiên tuần thú biển Đông, xem xét tình hình để có phương sách bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đảo rộng lớn mà các triều đại trước đó đã xác lập.
Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Trần Khát Chân là người ở Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh (nay là xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Ông là người dòng dõi Trần Bình Trọng, cha là Trần Vi Nhân làm nghề thầy thuốc, mẹ là Đặng Thị Thục. Ông đỗ thái học sinh khoa Mậu Thìn (1388).
Chúa Trịnh Cương là nhà cải cách tài chính đầu tiên trong lịch sử cổ - trung đại Việt Nam đầu thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, trong những công lao cải cách của chúa Trịnh Cương có phần đóng góp không nhỏ của những đại thần như Nguyễn Công Hãng.
Cuối năm 1287, nhà Nguyên lại xua quân sang xâm lược nước Đại Việt lần thứ ba. Vua Trần Nhân Tông hỏi Trần Hưng Đạo rằng: Năm nay đánh giặc thế nào? Trần Hưng Đạo bình tĩnh đáp rằng: Năm nay thế giặc nhàn.
Tư đồ Trần Nguyên Đán là dòng dõi hoàng tộc, hậu duệ của Vua Trần Thái Tông. Ông là một người tài năng, đức độ nhưng cũng bất lực trước sự suy vi của triều chính, nhìn thấy nguy cơ sụp đổ của Vương triều Trần mà không làm gì được.
Theo giai thoại thì Bùi Bá Kỳ chạy sang cầu viện nhà Minh chỉ vì căm ghét Hồ Quý Ly đã giết chết chủ cũ của mình là Trần Khát Chân và cướp ngôi của nhà Trần. Thế nhưng, hành vi ấy của Bùi Bá Kỳ có khác nào việc “cõng rắn về cắn gà nhà” hay “rước voi về giày mả tổ”.
Trên đường chạy loạn, vua Lý Huệ Tông đã gặp mối lương duyên định mệnh Trần Thị Dung - người ông hết lòng yêu thương và bảo vệ. Nhưng đó cũng chính là những giọt nước cuối cùng tràn ly dẫn đến sự tuyệt diệt của triều đại nhà Lý.
Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) là con trai cả của Hồ Quý Ly, quê ở làng Đại Lại, huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (ngày nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Là con trưởng nhưng Hồ Nguyên Trừng không được cha truyền ngôi...