Đại Việt sử ký toàn thư
-
Nếu như nhà Nguyễn sau này không chấm được ai làm Trạng nguyên, thì thời Trần từng lấy 4 Trạng nguyên chỉ trong hai kỳ thi.
-
Dù thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội phong kiến (là gia nô hay còn gọi là đầy tớ) nhưng với tài năng của mình, Yết Kiêu và Dã Tượng đã được triều đình trọng dụng, lập nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược.
-
Mạc Đĩnh Chi là một thần đồng thời Trần, dù ông không "chín sớm" như Nguyễn Hiền, 12 tuổi đã đỗ Trạng nguyên, nhưng nếu Nguyễn Hiền là một thiên tài mệnh yểu, 21 tuổi đã qua đời thì Đĩnh Chi lại được trời cho chữ "thọ".
-
Một số tài liệu nói rằng Dương Đình Nghệ nhận tất cả 3.000 tráng sĩ đến đầu quân làm “con nuôi” (nghĩa tử) và Kiều Công Tiễn cũng ở trong số đó. Tháng 4-937, Kiều Công Tiễn cùng với người em ruột là Kiều Thuận lên kế hoạch ám sát Dương Đình Nghệ, chiếm đóng thành Đại La rồi tự xưng là Tiết độ sứ và nắm quyền trị nước.
-
Bảo tàng Hà Nội lưu giữ kho vũ khí trường Giảng Võ. Số vũ khí này vừa được công nhận bảo vật quốc gia theo Quyết định số 41 ngày 30/1/2023.
-
Người phụ nữ được vua Lý Thái Tổ tôn vinh là “Minh Đức thái hậu” ngay sau khi lên ngôi, được nhân dân tôn là “Thánh mẫu” và thờ phụng suốt 10 thế kỷ qua. Bà là Phạm Thị Ngà, người hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, nay là xã Tân Hồng, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)-vùng đất phát tích vương triều Lý.
-
Cuộc đời của Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung gắn chặt với giai đoạn đầu của Vương triều Trần. Từ việc lấy Hoàng tử Sảm (sau là vua Lý Huệ Tông) để dọn đường đưa họ Trần vào triều đình nhà Lý, cho đến khi bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và lấy Trần Thủ Độ, bà đã trải qua bao thăng trầm, vinh có, nhục có...
-
Từ “Đại Việt sử ký toàn thư” đến “Khâm Định Việt sử giám cương mục” đều nhắc đến Trần Thừa (1184-1234) một cách hết sức hạn chế. Ngoại trừ “Việt sử lược” viết khá chi tiết về cuộc đời của Trần Thừa, ta thấy hầu như không ai nhớ công trạng gì của vị “Thái tổ” họ Trần này.
-
Giai thoại kể rằng sức vóc to lớn vạm vỡ, hiếu học và ăn thì cực khỏe, mỗi bữa hết một nồi bảy cơm mà chưa no nên được phong là "Trạng ăn".
-
Năm Nhâm Ngọ (1282) niên hiệu Thiệu Bảo, thứ 4 đời Trần Nhân Tông “…tháng tám, mùa thu có cá sấu đến sông Phú Lương (sông Hồng ngày nay). Nhà vua sai quan Hình bộ thượng thư là Nguyễn Thuyên làm bài văn thả xuống sông, cá sấu tự nhiên bỏ đi, nhà vua thấy việc đó giống như việc Hàn Dũ bèn cho Nguyễn Thuyên được đổi họ Hàn...