Dân tộc miền núi

  • Trong thời gian qua, hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã đạt nhiều kết quả ấn tượng. Nhưng, theo đánh giá, vẫn còn không ít khó khăn cần tháo gỡ để KHCN thực sự trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.
  • Đối với người Mạ huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, rừng đại ngàn là nguồn nuôi sống, che chở con người nhưng cũng ẩn chứa những hiểm nguy và vô cùng linh thiêng, huyền bí…
  • 5 giờ sáng, khi con gà vừa dứt tiếng gáy, người làng Đê Bờ Tưk, xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang (Gia Lai) đã í ới gọi nhau nhưng không phải để ra đồng làm việc mà đi “ét-tờ-rô” (uống rượu).
  • Dù Quyết định 633/QĐ-TTg cấp ấn phẩm báo tạp chí vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn năm 2016 mới chỉ thực hiện được 5 tháng, nhưng các báo, tạp chí đã thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, bám sát nhiệm vụ chính trị, nêu cao trách nhiệm trong cải tiến nội dung, hình thức, chất lượng truyền thông được người đọc yêu thích; hình thức ấn phẩm bố trí dàn trang, cỡ chữ, màu và các chuyên mục hợp lý được đồng bào đánh giá cao.
  • Trẻ em vùng cao là nhóm yếu thế, ít được giáo dục giới tính, không có kỹ năng đối phó với nạn xâm hại tình dục… Đó là những lý do mà cô bé mồ côi Chấu Thị Tảo (người dân tộc Mông), học sinh lớp 10 Văn Trường THPT chuyên Lào Cai chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học và đạt giải cao.
  • Tà Ẻn (xã Phiêng Khoải, huyện Yên Châu, Sơn La) là bản đặc biệt khó khăn với hơn 100 hộ đồng bào Sinh Mun sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 90%. Nhưng nay đến với Tà Ẻn, dù còn nhiều khổ cực nhưng đã thấy những niềm vui bởi nơi đây đang có nhiều cái mới, và đói nghèo đang dần lùi xa...
  • Có hương vị rất riêng, đặc biệt sạch “100%”, vì vậy nhiều loại rau, quả mọc tự nhiên ở vùng miền núi Quảng Ngãi ngày càng được người dân miền xuôi ưa thích, mua về sử dụng.
  • Gần 30 năm đi kinh tế mới, hàng chục hộ dân từ Thái Bình vào Nà Ven (xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk) vẫn không thoát khỏi đói nghèo.
  • Được chuyển về nơi có điều kiện hơn, nhưng y sĩ - trung uý Đăng Quang Bắc của Phòng khám Quân dân y kết hợp buôn Drang Phok, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) vẫn kiên quyết ở lại với bà con buôn làng biên giới. Bởi ở đây, anh cảm thấy mình có ích hơn.
  • Ở bản vùng cao Sin Câu, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường (Lai Châu), niềm vui lớn nhất của dân bản là con đường nối từ đường giao thông liên xã lên bản được đổ bê tông, kiên cố hoá.