Dấu vết mới về sự sống trên sao Hỏa

Chủ nhật, ngày 29/03/2015 05:00 AM (GMT+7)
Thiết bị tự hành Curiosity của NASA phát hiện dấu hiệu của nitrat, trong đá ở sao Hỏa. Chất này là một trong những yếu tố quan trọng giúp định hình sự sống trên Trái Đất.
Bình luận 0

Thiết bị phân tích mẫu vật (SAM) trên sao Hỏa xác định ba mẫu được tìm thấy gần khu vực hạ cánh của Curiosity. SAM làm nóng chúng trong một cấu trúc nhỏ giống như lò thí nghiệm, phân tích hơi tạo ra và phát hiện một lượng nitơ monoxit đáng kể.

img

Thiết bị tự hành Curiosity trên sao Hỏa. Ảnh: Reuters/NASA 

"Thứ chúng tôi phát hiện là nitơ monoxit, nhưng chúng ta biết rằng trong các thí nghiệm, khi chúng ta làm nóng nitrat, chúng sẽ phân hủy theo cách có thể dự đoán được. Và đó là lý do vì sao chúng tôi nghĩ rằng đây là nitrat", RT dần lời Jennifer Stern của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nói.

Nitrat là một hình thức tự nhiên của nitơ trong đất. Nhóm chuyên gia loại trừ khả năng tiếp xúc với các chất hóa học khác và nhận thấy rằng kết quả phân tích vẫn hiển thị lượng nitơ đủ để vi sinh vật hình thành sự sống ở những vùng khô hạn nhất trên Trái Đất.

Các nhà khoa học từ lâu muốn tìm kiếm các phân tử carbon hữu cơ, "ứng viên" hàng đầu cho bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa. Tuy nhiên, nitơ cũng là yếu tố cần thiết. Nghiên cứu được công bố hôm 23/3 cho rằng sao Hỏa chứa một dạng đặc biệt của nitơ có lợi cho sự tồn tại của đời sống vi sinh vật, nếu có tồn tại. Vi sinh vật sử dụng nitơ để hình thành các thành phần của sự sống như axit amin, nucleobase (cấu tạo ADN và ARN).

Nguồn nitrat trên sao Hỏa hiện chưa được xác định rõ. Chuyên gia của NASA tin rằng một cú sốc nhiệt lớn, do hiện tượng thời tiết hoặc va chạm thiên thạch gây ra, có thể là nguyên nhân và họ sẽ tiếp tục kiểm tra.

(Theo VnExpress)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem