Dạy nghề gắn với trách nhiệm

Thứ tư, ngày 07/07/2010 04:59 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ông Cao Văn Sâm - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, cơ chế “gắn trách nhiệm” sẽ đảm bảo mục tiêu dạy nghề và tạo việc làm hiệu quả cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Chính phủ.
Bình luận 0
 img
Học nghề may dân dụng tại Trường Trung cấp nghề tỉnh Kon Tum.

Quyết định 1956 đã chính thức triển khai được gần 8 tháng, tới thời điểm này kết quả đạt được là gì, thưa ông?

- Quyết định 1956 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020” là một trong những đề án đi vào cuộc sống sớm nhất và nhanh nhất. Lý do là vì, thứ nhất nó thể hiện được khát vọng của nông dân muốn học nghề để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc. Thứ hai, nó gắn với điều kiện phát triển kinh tế của từng cấp, như cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Tính đến thời điểm này, 63 tỉnh, thành trên cả nước đã thực hiện tích cực Quyết định 1956, các hoạt động như tuyên truyền, tư vấn cho đề án, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động, công tác đào tạo giáo viên và người tham gia học nghề đã được tiến hành một cách có hiệu quả.

Tại Hội nghị triển khai Quyết định 1956 (tháng 2-2010), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh tiêu chí "3 biết" (biết nhu cầu việc làm ở địa phương; biết chính sách và nhiệm vụ của người đi học; biết cơ hội việc làm). Vậy tiêu chí này thể hiện như thế nào trong quá trình triển khai Đề án?

- Để thực hiện tiêu chí “3 biết” mà Phó Thủ tướng đã chỉ ra, Tổng cục Dạy nghề đã chỉ đạo trung tâm dạy nghề các tỉnh tiến hành 3 khảo sát. Thứ nhất là khảo sát nhu cầu của người học, điều này phải ngắn liền với tuyên truyền tư vấn cho người học trước khi tiến hành đào tạo nghề. Thứ hai là khảo sát khả năng sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn. Thứ ba là khảo sát năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Khi có “3 biết” chúng ta sẽ thực hiện cơ chế “đặt hàng” trong dạy nghề để đảm bảo dạy nghề gắn với việc làm.

img Một cơ sở dạy nghề phải đảm bảo 4 yêu cầu về chương trình đào tạo, trang thiết bị, giáo viên, quản lý. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu này thì không được tham gia dạy nghề. img

Ông Cao Văn Sâm

Quyết định 1956 đặt ra mục tiêu rất rõ ràng về số lao động sẽ được tạo việc làm sau học nghề là 80%. Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?

- Vấn đề này cũng liên quan tới cơ chế “đặt hàng”. Bên cạnh đó còn là vấn đề trách nhiệm. Hiện các tỉnh đều thực hiện nhu cầu học nghề, dự báo cung cầu nhân lực. Nếu dự báo sai, Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước UBND huyện và tương tự, UBND huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, với T.Ư. Ngoài ra, người đi học cũng phải có trách nhiệm với việc học của mình. Với đề án này, chúng ta lấy cấp huyện làm pháo đài, gắn với địa bàn, nắm chắc định hướng phát triển kinh tế để đào tạo nhân lực thì tôi tin sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

Ông có nói tới “cấp huyện làm pháo đài” nhưng hiện năng lực các trung tâm dạy nghề cấp huyện có hạn. Liệu việc dạy nghề có đạt chất lượng như mong muốn?

- Các cơ sở dạy nghề ở địa phương, nhất là các trung tâm dạy nghề quả thực năng lực còn có hạn. Tuy nhiên, không phải các trung tâm dạy nghề mới được tham gia dạy nghề mà toàn bộ hệ thống dạy nghề phải tham gia dạy nghề. Việc chúng ta quan tâm là chất lượng dạy nghề, do đó trong đề án đã đề cập đến năm 2013 sẽ tập trung nâng cao năng lực, chất lượng của các trung tâm dạy nghề, nhất là cơ sở dạy nghề cấp huyện.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem