Theo tờ trình, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ gồm Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng, trong đó có một Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, dự kiến phân công theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực sau kinh tế tổng hợp, kinh tế ngành, văn xã, nội chính, đối ngoại.
17 Bộ trưởng các bộ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động Thương bình và Xã hội; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ có 27 thành viên.
4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ là 27 người, giống như nhiệm kỳ Chính phủ nhiệm 2016 - 2021.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết: Ủy ban Pháp luật tán thành với đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu số lượng của Chính phủ với 27 thành viên.
"Cơ cấu này được kế thừa từ những nhiệm kỳ Chính phủ trước đây, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ vừa được Quốc hội thông qua, đáp ứng yêu cầu thực tiễn tổ chức và hoạt động của Chính phủ, cũng như yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn hiện nay" - ông Định nói.
Theo ông Định, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị nên có một Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về nông nghiệp. Về lâu dài nên có thành viên Chính phủ đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khi Phó Thủ tướng không kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nữa. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo chi tiết hơn với Quốc hội về dự kiến phân công nhiệm vụ cụ thể của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ đối với các ngành, lĩnh vực và cơ quan, bảo đảm sự cân đối hợp lý và làm rõ cơ chế phối hợp trong công tác, chỉ đạo điều hành để Quốc hội có thêm cơ sở xem xét, quyết định.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.