Chuyện xưa kể rằng người Thái ở Mường Chanh vốn cần cù, chịu khó lại
thông minh, sáng tạo, biết làm lúa nước từ sớm. Vì thế Trời đã ban cho
dân bản một giống lúa có hạt to, mẩy, dài. Hạt gạo nếp Mường Chanh khi
nấu thành cơm thì hương vị rất đậm đà, cả trăm hạt đều như một đĩa nhộng
ong, có thể để đến vài ngày mà cơm xôi không bị cứng. Chính vì thế
người dân rất thích thứ nếp này để đồ xôi mang đi ăn khi làm nương xa
nhà.
Bánh chưng gói bằng nếp Mường Thanh vừa dẻo vừa bùi.
Người Sơn La gọi nếp tan nhe Muờng Chanh là Khẩu Giàng Căm (gạo vàng của trời cho). Tết đến, xuân về ai cũng cố kiếm lấy chục cân nếp này để làm xôi, gói bánh, tặng quà. Nhưng do năng xuất lúa thấp, diện tích hạn hẹp, thiếu nguồn nước 2 vụ nên nếp Muờng Chanh rất hiếm.
Vừa qua, Khuyến nông tỉnh Sơn La đã đầu tư xây dựng cánh đồng mẫu Mường Chanh với diện tích 50ha, có gần 200 hộ nông dân tham gia. Nhờ sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, chất lượng giống tốt nên năng suất, sản lượng đã tăng lên nhiều.
Kiều Thiện (Kiều Thiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.