Đi xúc lươn đêm trên kênh ruộng miền Tây

Bài, ảnh: Lê Bảo Yến Chủ nhật, ngày 22/11/2015 06:03 AM (GMT+7)
Để xúc được lươn, người dân phải đi bằng xuồng vào ban đêm đến những đồng xa, kênh ruộng có nhiều cỏ hay lục bình. Lươn chủ yếu xúc về nuôi đến mùa khô thì xuất bán. Mỗi mùa đi xúc lươn đêm, các tay “thợ xúc” miền Tây cũng kiếm được thu nhập vài chục triệu đồng/vụ.
Bình luận 0

Ông Nguyễn Văn Tuấn ở ấp Tân Long, xã Hòa Mỹ (Phụng Hiệp, Hậu Giang) có 5 năm kinh nghiệm nghề xúc lươn đêm cho biết: “Mọi năm, nước mùa lũ về nhiều nên chống xuồng đi xúc rất dễ dàng, còn năm nay nước ít phải lội kéo. Tranh thủ làm sớm mới kiếm được nhiều lươn vì đến khi trục sạ là không làm được nữa”.

Mùa xúc lươn bắt chính vụ bắt đầu từ tháng 8 – 10 (âm lịch). Mỗi năm, một người thường phát độn từ 100 – 150 mô cỏ (ụ cỏ) và chia làm 2 đợt để xúc. Mỗi đợt xúc cách nhau một ngày và quay vòng cho đến kết thúc vụ. Để xúc được nhiều lươn, trước tiên “thợ xúc” phải chọn những nơi nước trong, có nhiều cỏ để độn mô. Vì lươn không ở nơi nước thối. Mỗi ủ cỏ chiều sâu khoảng 1m, chiều ngang khoảng 70 cm, ngọn mô cao hơn 20 cm so với mặt nước. Dụng cụ để xúc lươn gồm có chiếc vợt to, có đường kính hơn 1m, chiều dài hơn 1,5 m, vành được làm bằng tre, vợt được may bằng lưới cước và chiếc vợt nhỏ được may bằng vải để xúc lươn cho vào hủ. Còn độn cỏ thì dùng phảng và cù móc (đồ dùng để phát và móc cỏ) để phát.

Ông Phạm Văn Thái (Út Do) ở ấp 4, xã Hòa Mỹ cùng làm nghề xúc lươn đêm chia sẻ: “Phải xúc hết ụ cỏ để lươn không rớt ra ngoài và có đủ cỏ để ủ lại. Nghề này đòi hỏi phải có sức khỏe và chịu được cái lạnh. Thấy xúc đơn giản nhưng tốn sức lắm”!. Thường thì để có nhiều lươn, người đi xúc lươn phải bỏ mồi từ một số vị thuốc Bắc trộn với đầu cá… mới thu hút được lươn. Còn ở đây, “chủ yếu mình xúc về nuôi nên tận dụng nguồn ốc có sẵn, vừa tiết kiệm chi phí, vừa nuôi lươn lớn nhanh hơn do không ăn phải thuốc trộn.Vì vậy, phải sử dụng ốc để làm mồi dụ lươn…”, ông Út Do bộc bạch.

Nghề đi xúc lươn đêm cũng nhiều gian gian, phải bắt đầu làm từ 1 giờ đến gần 7 giờ sáng mới về được nhà. Các nghề khác còn làm ban ngày được, còn nghề xúc lươn phải chuyên hoạt động về đêm. Vì lúc đó lươn mới đến mô cỏ ăn mồi và trú ngụ, nếu đợi đến lúc 7 giờ sáng mới đi thì chắc không còn con nào. Khi có nhiều ánh sáng, nắng lên là lươn lập tức rời khỏi ổ.

img

Người dân chạy ghe đi kiếm đồng có nhiều lươn để xúc.

img

Lội đồng giữa đêm khuya.

img

Đưa vợt vào xúc lươn ở những ụ lục bình.

img

Nghề đi xúc lươn tuy cực mà vui.

img

Thông thường mỗi lần xúc chỉ bắt 1-3 con lươn, ít khi bắt 6-10 con một lượt.

img

Cho lươn vào lu để rộng.

img

Sau một đêm lội đồng xúc lươn, thành quả là những con lươn đồng mập ú.

img

Nghề xúc lươn bắt được con nhỏ đem làm lươn giống nuôi, còn con lớn mang ra chợ bán.

img

Đa phần người nuôi lươn đều mua con giống từ người xúc lươn đêm.            

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem