Mua được tivi, xe máy nhờ bảo vệ rừng
Thôn Quang Tiến, thị trấn Vinh Quang (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) được giao quản lý hơn 300ha rừng, bao gồm cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Hầu hết các hộ đều đều được giao khoán rừng để bảo vệ, đồng thời các hộ phải cam kết bảo vệ đối với thôn và cán bộ kiểm lâm huyện.
Ở Hà Giang nhiều bản, làng nằm ngay dưới chân núi, việc chi trả DVMTR không chỉ giúp bảo vệ rừng, môi trường mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Ảnh: V.T
Nếu bên bảo vệ rừng mà rừng không đạt tiêu chuẩn, đơn vị sử dụng dịch vụ có quyền từ chối và ngược lại. Thời gian tới chúng tôi sẽ giao cho kiểm lâm địa bàn và hạt kiểm lâm chi trả”.
Ông Nguyễn Minh Tiến –
Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Hà Giang
|
Ông Lù Xín Cải, thôn Quang Tiến là một trong hàng ngàn hộ dân ở Hà Giang được giao khoán bảo vệ rừng và hưởng chính sách chi trả DVMTR. Ông Cải vui vẻ cho biết: “Gia đình được giao hơn 2ha rừng, hàng năm ngoài việc được nhận tiền chăm sóc, bảo vệ rừng còn được vào rừng khai thác và sử dụng sản phẩm phụ trong rừng. Nhờ có tiền DVMTR, gia đình đã mua được tivi, xe máy và lợn, bò giống để chăn nuôi”.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lù Văn Thanh - Trưởng thôn Ma Lù Súng, xã Bản Nhùng (Quang (Hoàng Su Phì, Hà Giang) cho biết, từ nhiều năm nay thôn đã có quy ước về việc bảo vệ rừng. Theo đó, tất cả người dân không được tự tiện vào rừng chặt cây. Khi hộ nào cần gỗ làm nhà, phải xin ý kiến thôn đồng ý mới được chặt, nếu không sẽ bị xử phạt hoặc báo cáo lên chính quyền.
Ngoài các hộ bảo vệ rừng được nhân tiền chi trả DVMTR, còn có các tổ chức như hội người cao tuổi, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… cũng được nhận tiền DVMTR và họ đã góp lại lập quỹ để giúp nhau trong phát triển kinh tế. Điển hình như các hộ dân ở xã Tả Nhìu (Xín Mần, Lào Cai) đã xây dựng được quỹ lên đến hàng tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này đã giúp cho hàng chục hộ nghèo trong thôn vay với lãi xuất thấp hoặc không lãi để phát triển kinh tế.
Lập quỹ xóa đói giảm nghèo
Việc chi trả DVMTR đã góp phần không nhỏ giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang phát triển king tế và xây dựng NTM. Ảnh: V.T
Nếu trước đây, người dân thôn Vai Lung, xã Tả Nhìu chỉ biết phát nương làm rẫy, vào rừng tìm kiếm sản vật, thì nay nhờ vốn từ tiền quỹ nhiều hộ đã có tiền để mua lợn đen về nuôi, thậm chí có hộ vay để mua trâu, bò. Sau vài năm, quỹ đi vào hoạt động đã giúp cho hàng chục hộ dân nơi đây có của ăn của để, có hộ từ hai bàn tay trắng nay đã có đàn lợn lên tới hàng chục con.
Bà Lò Thị Mẩy, một người dân ở Vai Lung vui vẻ cho hay: “Năm 2015, nhà mình được vay 10 triệu đồng tiền quỹ, mình đã mua lợn đen về nuôi. Chỉ sau hơn 1 năm mình đã có đủ tiền để trả gốc, hiện mình có 12 con lợn đen, nếu bán hết cũng phải được vài chục triệu đồng. Ở thôn mình cũng có nhiều người được vay quỹ, hiện đời sống kinh tế cũng khấm khá hơn, nên ai nấy đều có ý thức bảo vệ rừng”.
Không chỉ giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế, từ nguồn quỹ này, các thôn đã chủ động được trong việc xây dựng đường bê tông nông thôn, giúp nhau di dời nhà cửa khỏi nơi nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt, xây nhà văn hóa… Làm tốt công tác này phải kể đến xã Xuân Minh. Theo thống kê của xã, từ năm 2016 đến nay, xã đã làm mới được 1,2km đường từ thôn Minh Sơn đến thôn Minh Tiến, 1,5km từ thôn Minh Sơn đi thôn Lang; 330m kênh mương tại thôn Minh Sơn. Nâng cấp 2,7km đường 4m vào thôn Pắc Péng…
Tương tự, tại thôn Na Quang, xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ, Hà Giang), năm 2015, thôn có 72 hộ được chi trả tiền DVMTR, với số tiền là 80 triệu đồng. “Chúng tôi thống nhất góp toàn bộ số tiền này để thuê máy xúc về làm đường. Giờ trời mưa cũng như trời nắng xe máy, ôtô đều đi được hết, nên bà con vui lắm. Bà con đang bàn, năm nay sẽ sửa lại cái nhà văn hóa, mua đôi loa để thuận tiện mỗi khi hội họp” – ông Lý Seo Giáo thôn Na Quang cho biết.
Tuy nhiên, theo đánh giá DVMTR hiện đang có một số bất cập. Cụ thể, trong Nghị định 99 có một số điểm không còn phụ hợp với thực tế triển khai; thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR và thông tư hướng dẫn chế độ quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chưa kịp thời…Việc chi trả được tiến hành theo từng lưu vực không có cơ chế cân đối, nên có sự chênh lệch khá lớn từ vài nghìn đồng/ha đến vài trăm nghìn/ha nên dễ gây thắc mắc giữa các chủ rừng trên cùng địa bàn…
Ông Cao Đạo Quang – Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) cho biết, việc thực hiện chi trả DVMTR đã tác động lớn đến ý thức của người dân, họ không còn phá rừng làm nương rẫy nữa, mà chủ yếu vào rừng lấy củi vì bà con sống gần đó.
“Tiền chi trả DVMTR tuy ít, song bền và ổn định, ngoài ra người dân còn được hưởng hoa lợi dưới tán rừng. Song do địa hình phức tạp, việc xác định chất lượng rừng, lưu vực rất khó khăn, việc chia trả chưa thực sự công bằng, nên đôi khi gây ra tranh cãi, thắc mắc giữa các chủ rừng và đơn vị chia trả” – ông Quang cho biết.
Một khó khăn nữa là, một số công ty vẫn còn chậm nộp tiền DVMTR, thậm chí chầy ỳ không chịu nộp, nên việc chi trả cho người dân thường bị chậm, hoặc chi trả theo kiểu gối vụ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.