Điểm mặt dàn vũ khí tiêu biểu nhất Chiến tranh Lạnh

Chủ nhật, ngày 17/09/2017 18:30 PM (GMT+7)
Chiến tranh Lạnh không đơn thuần chỉ là cuộc đối đầu giữa hai thái cực chính trị thế giới, mà nó là cái nôi khởi tạo cho hàng loạt công nghệ vũ khí.
Bình luận 0

img

Và cái xứng đáng được nhắc đến đầu tiên trong giai đoạn này chính là mẫu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới, chiếc USS George Washington (SSBN-598) loại vũ khí định nghĩa lại hoàn toàn khả năng tác chiến của tàu ngầm trong chiến tranh hiện đại. Nó cũng mở màn cho cuộc đua tàu ngầm hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Thelean.

img

Chỉ 12 năm sau khi hai quả bom nguyên tử thả xuống Hirosima và Nagasaki, một loại tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa đạo với tầm bắn lên tới 4600 km đã được ra đời, mang đến cho nước Mỹ khả năng tấn công phủ đầu mọi kẻ thù bằng tên lửa đạn đạo chiến lược. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Loại tên lửa đạn đạo mà USS George Washington mang theo là Polaris, đây là một trong những loại tên lửa đạn đạo được phóng đi từ tàu ngầm đầu tiên trên thế giới. Đáng buồn là tới năm 1981, huyền thoại tàu ngầm Mỹ này đã bị loại khỏi cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh một cách lãng xẹt khi nó đâm vào một tàu buôn của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Wtkr.

img

Vũ khí tiếp theo được xem là biểu tượng của chiến tranh, biểu tượng của chết chóc cũng được ra đời trong thời kỳ này, đó là súng trường tấn công AK-47 của Liên Xô. Nguồn ảnh: Mental.

img

Là khẩu súng trường tấn công có thiết kế hoàn thiện nhất thời bấy giờ, AK-47 đã làm được điều mà các nước NATO vẫn còn đang loay hoay tìm cách thực hiện đó là kết hợp sự ổn định, chính xác của khẩu M-1 Garand với tốc độ và thiết kế hiện đại trên khẩu StG-44 của Đức. Nguồn ảnh: Skep.

img

Kết quả là khẩu AK-47 đã trở thành biểu tượng của mọi cuộc xung đột kể từ khi nó ra đời. Nguồn ảnh: Spec.

img

Nếu dưới mặt nước Mỹ có các tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo, thì trên không họ cũng có một mẫu vũ khí biểu tượng khác đó là những chiếc tiêm kích bom tầm xa F-4 Phantom II hung thần của bầu trời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Wall.

img

Với khả năng mang theo tới 8 tấn bom, F-4 gần như có thể mang được số lượng bom tương đương với máy bay ném bom chiến lược B-29 cũng của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Youtube.

img

Chiến đấu cơ này cũng cống hiến tới gần 40 năm phục vụ trong Quân đội Mỹ kể từ khi nó ra đời từ năm 1958 và mãi tới tận năm 1996 mới nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Reddit.

img

Được mệnh danh là "khẩu súng của thế giới tự do", FN FAL là khẩu súng trường được NATO sản xuất và được trang bị cho rất nhiều nước thành viên của nhóm này. Nguồn ảnh: Few.

img

Sử dụng đạn cỡ 7,62 mm, giống với nhiều khẩu súng trường tấn công khác ra đời vào thời này, FN FAL có băng đạn chỉ 20 viên. Nguồn ảnh: Medium.

img

Ra đời từ năm 1953, thiết kế của khẩu FN FAL tới nay đã được coi là lỗi thời tuy nhiên nó vẫn được nhiều nước trên thế giới tin tưởng sử dụng. Tổng cộng đã có khoảng 2 triệu khẩu súng trường tấn công FN FAL được sản xuất từ năm 1953 tới nay. Nguồn ảnh: Spaci.

img

Các tên cuối cùng trong danh sách này được ra đời từ năm 1966 đó chính là xe tăng Chieftain của Anh, một trong những biểu tượng sức mạnh quân sự của Quân đội Hoàng gia Anh trong suốt Chiến tranh Lạnh và là mẫu xe tăng mạnh nhất của thế giới trong giai đoạn đầu những năm 1960. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Ra đời vào năm 1966, Chieftain được coi là chiếc xe tăng có hỏa lực mạnh nhất thời bấy giờ khi nó được trang bị nòng pháo có cỡ 120 mm trong khi đó T-62 của Liên Xô chỉ được trang bị nòng 115 mm và M60 của Mỹ chỉ được trang bị nòng cỡ 105 mm. Nguồn ảnh: Trip.

img

Tới tận ngày hôm nay, Chieftain vẫn tiếp tục được sử dụng trong biên chế chính thức của Quân đội Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Norfork.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem