Điều chưa biết về Mộ Công chúa có tuổi đời gần 600 năm vừa được xếp hạng di tích ở Hà Nội

Khánh Đăng Thứ ba, ngày 06/04/2021 10:52 AM (GMT+7)
Mộ Công chúa họ Lê ở phường Văn Quán, quận Hà Đông là 1 trong 4 di tích được TP. Hà Nội xếp hạng Di tích cấp Thành phố năm 2020.
Bình luận 0

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định về việc xếp hạng các di tích lịch sử, kiến trúc – nghệ thuật, lịch sử – nghệ thuật đối với các di tích trên địa bàn.

Theo đó, xét đề nghị của Sở Văn hoá và thể thao, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích Kiến trúc – Nghệ thuật đình Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm); đình Thuận Quang (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm); di tích Lịch sử đền Độc Cước – Mộ Công chúa (phường Văn Quán, quận Hà Đông); di tích Lịch sử – Nghệ thuật đình – đền Thiên Tiên (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm).

Điều chưa biết về Mộ Công chúa nằm trong đền Độc Cước vừa được xếp hạng di tích ở Hà Nội - Ảnh 1.

Quần thể di tích Mộ Công chúa và đền Độc Cước ở Văn Quán.

Tại các quyết định nêu rõ, nghiêm cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được khoanh vùng. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất ở di tích phải được phép của UBND TP. Hà Nội.

UBND Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu sở Văn hoá và Thể thao, UBND các quận, huyện: Gia Lâm, Hà Đông, Hoàn Kiếm và UBND các phường, xã: Kim Lan, Dương Xá, Văn Quán, Hàng Bông có trách nhiệm quản lý di tích đúng quy định pháp luật và thành phố.

Theo sử liệu, đầu thế kỷ XV, công chúa Lê Thị Ngọc Bôi - con gái vua Lê Thái Tông (1434 – 1442) được vua cha cho phép chiêu dân lập ấp. Công chúa đã lập ra "Văn Quán trang" nằm ở phía Đông Nam của quận Hà Đông ngày nay.

Thuở ấy, dân cư thưa thớt, đời sống nghèo đói và lạc hậu, nhà tre vách đất dột nát. Công chúa đã dạy dân cày cấy, trồng lúa nước, ngô, khoai, sắn, chăn nuôi gà, lợn… nhờ vậy mà có lương thực sinh sống, đỡ phần khó khăn, đời sống ấm no hơn.

Khi công chúa Lê Thị Ngọc Bôi hóa (mất) nhân dân Văn Quán đền đáp công ơn đã an táng, xây mộ bà theo kiểu của 25 đời vua Lê và các kỳ hậu Nguyên phi ở Lam Kinh, Thanh Hóa.

Ngôi mộ xây bằng đá xanh do nhân dân vào Thanh Hóa lấy về xây, cao 1,2m, dài 4,1m, rộng 3,1m đặt ở phía sau miếu thờ thần Độc Cước là thần hộ mệnh của bà và nhân dân Văn Quán trang.

Miếu và mộ bà ở phía trong bến xe ô tô khách Hà Đông đến nay còn nguyên vẹn. Và xây đình thờ bà tọa lạc trên khu đất rộng tại trung tâm Văn Quán trang, cạnh trục đường chính để thuận tiện cho người dân và khách thập phương đến thăm viếng.

Các hiện vật còn có các thư tịch cổ hiện còn lưu giữ tại đình như: Lê Hoàng Ngọc Phả; Lê Kỷ Tục Biên; Đại Việt sử ký toàn thư. Một bản văn tế, một số đạo sắc phong, trong đó có một đạo  nói về bà công chúa Lê Thị Ngọc Bôi. Câu đối treo ở đình cũng nói về việc triều đình phong tước ấp cho bà Lê Thị Ngọc Bôi ở Văn Quán trang. 

Đình Văn Quán được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa 4/1995.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem