Cụ thể, từ ngày 18.3, thuế nhập khẩu xăng khoáng và xăng sinh học vẫn giữ nguyên ở mức 20%. Thuế các loại dầu đều lần lượt được giảm. Thuế dầu Diezel và dầu Diezel sinh học: 7%; dầu madút: 7%; dầu hỏa: 7%; xăng máy bay và nhiêu liệu động cơ máy bay: 7%.
Trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu dùng làm căn cứ để điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước, Liên Bộ trước đó áp dụng với các mức thuế nhập khẩu MFN với xăng là 20%, dầu diesel và madut 10%, dầu hỏa 13%.
Bộ Tài chính cho biết, việc quy định mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 1 số mặt hàng xăng, dầu nhằm góp phần hài hòa về mức thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (Biểu thuế MFN) và mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định thương mại song phương và khu vực.
Quyết định này được công bố một ngày trước thời điểm công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Dù giá xăng dầu thế giới liên tục đi lên khiến áp lực tăng giá trong nước không nhỏ, song giới giới doanh nghiệp và chuyên gia nhận định, nhà điều hành có khả năng tiếp tục xả quỹ bình ổn, thậm chí giảm thuế để giữ giá xăng dầu.
Theo cam kết hội nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam áp dụng từ năm 2015 với dầu diesel và madut là 5% và từ 1.1.2016 là 0%. Ngoài ra, từ đầu năm nay, thuế nhập dầu diesel từ Hàn Quốc về Việt Nam cũng giảm về 5%, thuế xăng về 10%.
Như vậy, với việc giảm thuế dầu, chênh lệch thuế nhập khẩu giữa các thị trường-vấn đề gây bức xúc trong dư luận gần đây-đã được thu hẹp song với sản phẩm xăng, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên thuế.
Người dân vẫn chưa được trả lời rõ việc doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu có thể hưởng mức thuế nhập khẩu thấp nhưng người tiêu dùng phải chịu giá đã đánh thuế cao để mua các mặt hàng này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.