Đỏ “lửa” giữ nghề gốm Chăm Bàu Trúc

Trọng Chính Thứ tư, ngày 02/01/2019 06:30 AM (GMT+7)
Được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) còn đó những người phụ nữ giữ lửa nghề gốm Chăm.
Bình luận 0

Cũng như các gia đình người Chăm làng Bàu Trúc, dù ở tuổi 78 tuổi, nghệ nhân Trương Thị Gạch vẫn thoăn thoắt bước chân quanh cột đá tròn làm trụ, khác hẳn những nơi khác làm gốm với bàn xoay.

img

 Nghệ nhân Đàng Thị Phan, người phụ nữ truyền lửa yêu nghề gốm cho con, cháu, người dân Bàu Trúc và cả du khách đang chuốt bình gốm trên sân nhà mình.

“Làm bằng tay, xoay bằng mông” là cách nói dân dã về kỹ thuật làm gốm Bàu Trúc. Trong vòng xoay có bán kính nửa mét ấy, bước chân quanh cột đá đã gắn với cuộc đời những người phụ nữ Chăm, từ khi họ được truyền dạy nghề gốm đến tận lúc không còn đi được nữa. Hàng triệu triệu bước chân đó đã biến những khối đất sét mềm, mịn thành bình, thành lọ.

Đất sét sông Quao là nguyên liệu chính làm gốm Bàu Trúc. Mỗi năm chỉ được lấy một lần, đất sét được thêm cát pha kèm nước và các nữ nghệ nhân làng gốm nhào mịn, dính lại với nhau để nặn gốm.

img

 Ở tuổi 78 tuổi, nghệ nhân Trương Thị Gạch vẫn tay nặn, mình xoay tạo hình sản phẩm gốm trên sân trụ sở Hợp tác xã Gốm Bàu Trúc, nơi trưng bày và bán các sản phẩm gốm.

img

 Mỗi nghệ nhân có cách ém khói riêng khi nung để tạo ra các vết màu loang đặc sắc trên từng sản phẩm gốm như: Vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu rất cổ kính. Trong ảnh là chị Đàng Thị Trắng sử dụng cây sào đảo các sản phẩm ém khói khi nung gốm.

img

Với thời gian nung trong một ngày, lửa nóng không đều, cháy sém tạo thành những mảng màu tối - sáng làm nên đặc trưng gốm Chăm riêng biệt, huyền bí về màu sắc.

img

Sau hơn 4 giờ nung và lò đã tàn lửa, chị Đàng Thị Lộ dỡ các sản phẩm gốm đã nung chín với cây sào dài, có mấu.

Cùng với bà Gạch, tên tuổi của nhiều nữ nghệ nhân lão luyện trong nghề như các bà Đàng Thị Phan, Đàng Thị Vệ, Đàng Thị Gia... cứ thế nối tiếp nhau giữ lửa nghề, thổi hồn vàonghệ thuật tạo hình gốm đất, nức tiếng trong và ngoài nước.

img

Ở các gia đình làm nghề gốm ở Bàu Trúc, thường gian ngoài trưng bày các sản phẩm, còn bên trong là nơi tạo hình và nung đất.

img

 Ka Tê, một nghệ nhân trẻ 28 tuổi nối nghề gốm của gia đình và là một trong số ít đàn ông của làng theo nghề, làm gốm mỹ nghệ. Đó là những sản phẩm gốm lớn, hiện đại trang trí được các khách hàng cao cấp trong và ngoài nước đặt hàng như tượng nữ thần Apsara trong ảnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem