Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tham quan, khảo sát thực tế tổ hợp phát triển kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, về phía Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, với 50 học viên do GS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn.
Tiếp và làm việc đoàn về phía tỉnh Nghệ An có Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ; lãnh đạo các sở, ban, ngành và huyện Nghĩa Đàn.
Về phía Tập đoàn TH, có ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn; Tham dự còn có lãnh đạo các công ty trực thuộc Tập đoàn TH và đông đảo cán bộ, chuyên gia của Tập đoàn.
Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu, Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng nhất cả nước, với 85% diện tích miền núi, thiên tai bão lũ, dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu duy trì mức tăng trưởng nông nghiệp khoảng 4,7% (trong 5 năm gần đây), gấp 1,5 lần bình quân tăng trưởng của cả nước. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chiếm gần 10%.
Nghệ An xác định được xu thế hiện nay là phát triển kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn. Muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì phải ứng dụng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức. Trong thời gian qua, Nghệ An thu hút 6 dự án nông nghiệp công nghệ cao.
"Đi đầu trong chủ trương đó, Tập đoàn TH đã áp dụng các quy trình sản xuất tuần hoàn từ rất sớm. Trong chuỗi sản xuất tuần hoàn tại Tập đoàn TH, sản phẩm phụ và rác thải của quy trình này lại trở thành nguyên liệu đầu vào của một quy trình khác, ở đó vòng đời của vật liệu được duy trì lâu nhất có thể trước khi thải ra môi trường, từ đó giảm thiểu phát thải. Tập đoàn TH cũng thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với việc kiểm soát tác động tới môi trường", ông Hiếu nói.
Tập đoàn là đơn vị tiên phong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Chuỗi sản xuất khép kín của Tập đoàn TH đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, thu hút sự tham gia của người dân địa phương, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng ngàn lao động; nâng cao thu nhập, đóng góp ngân sách lớn cho tỉnh.
Thông tin với đoàn công tác, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH Ngô Minh Hải cho biết, trang trại của TH gồm 3 cụm, 9 trại. "Đây là điểm khởi đầu của chuỗi sản xuất khép kín, tuần hoàn, từ khâu trồng nguyên liệu, nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi sạch. Nhờ quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và chế độ dinh dưỡng tối ưu, bò sữa của Trang trại TH đạt sản lượng sữa cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á, với bình quân mùa cao điểm đạt 35 lít/con/ngày, tương đương gần 11.000 lít/con/chu kỳ 305 ngày", ông chia sẻ.
Hiện Tập đoàn TH đang ứng dụng công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới trong chăn nuôi bò sữa gồm: Công nghệ lọc nước Amiad (Israel), công nghệ quản lý đàn bò thông qua hệ thống phần mềm Afifarm (Israel), quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand, hệ thống phần mềm kiểm soát phối trộn, lập khẩu phần thức ăn (1-ONE, NDS), quy trình, thiết bị xử lý nước, chất thải của Nhật, Israel, Hà Lan…
Về công nghệ quản lý đàn bò: Bò sữa được đeo chip và quản lý bằng phần mềm máy tính (quản lý động dục, cảnh báo và phát hiện bệnh viêm vú trước 4 ngày, phân loại bò, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa…); Hệ thống vắt sữa tự động - khép kín - vi tính hóa, đảm bảo kiểm soát chất lượng sữa ở mức tốt nhất; Quy trình phòng bệnh và an toàn sinh học cho bò nghiêm ngặt hạn chế tối đa bệnh cho bò; Bò được tắm mát, nghe nhạc…
"Tập đoàn TH xác định kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn là định hướng nhất quán cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt, đồng hành cùng cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26, Tập đoàn TH bày tỏ quyết tâm các trang trại, nhà máy trong chuỗi sản xuất khép kín của mình sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050", ông Hải nói.
Để hiện thực hóa, thời gian qua, Tập đoàn TH liên tục đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và đạt thành quả ở nhiều lĩnh vực như: Xử lý chất thải và nước thải, sản xuất năng lượng sạch, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu rác thải, đẩy mạnh các giải pháp tiêu dùng thân thiện với môi trường, lan tỏa và khuyến khích lối sống “xanh”. Đồng thời, mô hình kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng nhất quán ở tất cả các đơn vị thành viên.
Theo ông Hải, "con đường xanh" mà Tập đoàn TH đang đi để hướng tới một tương lai bền vững gồm sáu trụ cột của chính sách phát triển bền vững gồm: Dinh dưỡng và sức khỏe, môi trường, con người, giáo dục, cộng đồng và phúc lợi động vật.
Để minh chứng điều đó, Tập đoàn TH đã áp dụng mô hình kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn vào tất cả các công đoạn của quy trình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất và tiêu biểu là việc xây dựng hệ thống xử lý phân và nước thải của đàn bò.
"Phân của bò được đưa vào hệ thống ép, tách phân. Sau khi được tách, đảo trộn ở nhiệt độ 65-70 độ C để diệt trừ vi khuẩn có hại, phân sẽ phối trộn với bã mía và một số men vi sinh trong 45 ngày cho ra thành phẩm phân hữu cơ. Phân hữu cơ chủ yếu dùng để bón cho cỏ làm thức ăn cho bò, một phần cung cấp ra thị trường", ông Hải cho biết.
Bên cạnh đó, TH cũng thực hiện các giải pháp tiêu dùng thân thiện với môi trường như: Chấm dứt sử dụng túi nilon tại hệ thống cửa hàng TH true mart; Tham gia Liên minh các nhà bán lẻ giảm sử dụng túi nilon...
Cũng theo ông Hải, Tập đoàn TH cũng đi đầu trong việc xây dựng các mô hình kinh tế xanh. Theo đó, Kinh tế xanh giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển năng lượng sạch, đáp ứng nhu cầu việc làm của người dân và thúc đẩy tăng trưởng...
"Người lao động của Tập đoàn TH hầu hết là người địa phương. Khi tham gia vào các dự án của TH, người dân đều có mức lương ổn định và phúc lợi đầy đủ. Ở Nghĩa Đàn có thể dễ dàng bắt gặp những đàn cò trắng bay trên sông Sào, hay những hàng cây rợp bóng, xanh mát quanh năm trong các dự án của TH...", ông Hải vui mừng chia sẻ.
Tại buổi khảo sát thực tế, đoàn đã đi tham quan Nhà máy sản xuất sữa, nhà máy nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên. Tại đây đang vận hành 3 dây chuyền sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất thế giới, tự động hóa 100%, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, sản xuất nước tinh khiết và các loại nước ép trái cây, nước gạo rang, thức uống thảo dược… với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, gắn với phát triển vùng trồng cây nguyên liệu sạch, an toàn.
Tiếp đó, đoàn tới thăm trang trại chăn nuôi, quy trình vắt sữa cho bò của Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn. Tập đoàn TH hiện sở hữu đàn bò sữa chăn nuôi tập trung gần 70.000 con.
Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao của Tập đoàn TH triển khai từ tháng 10/2009, được đánh giá đặc biệt thành công, xây dựng thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK trở thành thương hiệu quốc gia vươn tầm quốc tế.
Dự án vận hành theo chuỗi sản xuất từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch, bao gồm vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất thức ăn, trang trại bò sữa, nhà máy chế biến sữa và hệ thống phân phối TH true mart.
Trong đó, điểm nhấn nổi bật là trang trại bò sữa TH với 3 cụm (9 trang trại), số lượng bò sữa gần 70.000 con, diện tích cánh đồng gần 8.100 ha, xác lập kỷ lục Cụm trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới năm 2020.
Qua tham quan, khảo sát thực tế, GS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn đại biểu đánh giá cao sự đóng góp của Tập đoàn TH vào sự phát triển của quê hương Nghệ An và nhiều tỉnh, thành phố trong nước và cả quốc tế.
"Đây là mô hình điển hình để Chính phủ và Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn xem xét triển khai nhân rộng trong công cuộc tái cấu trúc kinh tế nông nghiệp", GS.TS Nguyễn Duy Bắc khẳng định.
Dưới đây là một số hình ảnh đoàn công tác của lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIV tham quan và khảo sát thực tế mô hình phát triển kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn của Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An:
Hiện thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK chiếm khoảng 45% thị phần phân khúc sữa tươi tại Việt Nam với 120 loại sản phẩm, đã mở rộng thị trường ra Trung Quốc và các nước ASEAN. Theo lãnh đạo Tập đoàn TH, sau Nghệ An, TH đã tiếp tục phát triển mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Phú Yên, Kon Tum, An Giang và ra thế giới với Dự án Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa và các dự án nông nghiệp tại Liên bang Nga.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.