Thứ sáu, 19/04/2024

Doanh nghiệp BĐS chưa niêm yết ồ ạt phát hành trái phiếu

15/11/2021 3:19 PM (GMT+7)

Trong 9 tháng đầu năm 2021, các công ty bất động sản (BĐS) phát hành 172.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp thì có hơn 80% thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết. Đáng nói, năng lực trả nợ vay của các đơn vị phát hành bất động sản chưa niêm yết hiện đang rất yếu.

Doanh nghiệp BĐS chưa niêm yết ồ ạt phát hành trái phiếu - Ảnh 1.

Khách mua là ngân hàng, công ty chứng khoán

Hãng nghiên cứu FiinGroup công bố báo cáo “Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam” với thông điệp “Hoạt động phát hành trái phiếu vẫn rất sôi động”. Cụ thể, giá trị phát hành sơ cấp trong 9 tháng năm 2021 đạt 430.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Bất động sản vẫn là ngành có giá trị phát hành lớn nhất, khi đạt 172.000 tỷ đồng. Các ngân hàng cũng tăng huy động vốn qua kênh trái phiếu với giá trị 116.000 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Doanh nghiệp BĐS chưa niêm yết ồ ạt phát hành trái phiếu - Ảnh 3.

Đáng chú ý, lãi suất danh nghĩa phát hành bình quân cho tất cả các kỳ hạn và các ngành cũng đã giảm 2,1% về chỉ còn 7,8%, từ mức 9,9% năm 2020. Thị phần tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2021 thuộc về các công ty chứng khoán thuộc sở hữu bởi các ngân hàng thương mại như TCBS, TPS, HDBS, ACBS hay VPS.

Trong 9 tháng năm 2021, các ngân hàng vẫn duy trì là nhóm nhà đầu tư mua chính với 56% tổng giá trị phát hành và công ty chứng khoán chiếm 36,3%. Trong khi các ngân hàng mua trái phiếu có thiên hướng nắm giữ thì công ty chứng khoán mua vào rất mạnh nhưng sau đó bán ra hầu hết cho nhà đầu tư thứ cấp.

Doanh nghiệp BĐS chưa niêm yết ồ ạt phát hành trái phiếu - Ảnh 5.

FiinGroup cảnh báo, nhà đầu tư cá nhân là bên chịu rủi ro chủ yếu trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay. Bởi nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng và các quỹ đầu tư đủ năng lực và các ràng buộc liên quan để có thể quản trị rủi ro, ngay cả khi chấp nhận rủi ro cao thì lãi suất họ được hưởng cũng cao. Ngoài ra còn có tình trạng bên mua ban đầu là các nhà đầu tư tổ chức như công ty chứng khoán, ngân hàng nhưng sau đó họ đều phân phối hết ra thị trường và khi đó, rủi ro đã được chuyển đến nhà đầu tư cá nhân.

Phải giám sát doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết

Theo đánh giá của FiinGroup, chất lượng tín dụng nhà phát hành ở mức rất yếu đối với các đơn vị phát hành là doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết. Năng lực trả nợ vay của các đơn vị phát hành bất động sản chưa niêm yết hiện đang rất yếu. Các chỉ số đánh giá năng lực trả nợ vay và đòn bẩy đều đang ở mức đáng báo động.

Doanh nghiệp BĐS chưa niêm yết ồ ạt phát hành trái phiếu - Ảnh 7.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, hơn 80% giá trị trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết. Các doanh nghiệp này có sức khỏe tài chính cũng ở mức yếu và rất đáng báo động. Điều này thể hiện ở mức độ đòn bẩy tài chính (nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu) hiện ở mức lên tới 8,1x trong khi các doanh nghiệp niêm yết chỉ ở mức 2,5x.

FiinGroup cho rằng, mức độ đòn bẩy tính tới hiện tại còn cao nữa, khi giá trị trái phiếu phát hành mới bởi các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 100.000 tỷ đồng, tương đương 38% tổng tài sản của họ tại thời điểm cuối năm 2020, trong khi con số này với các doanh nghiệp đã niêm yết chỉ chiếm khoảng 4%.

Trái phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết này hầu hết là phát hành riêng lẻ cho các bên mua là ngân hàng, công ty chứng khoán và phần lớn có tài sản tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tuy nhiên, có sự phân hóa rất lớn về chất lượng tín dụng giữa các nhà phát hành.

“FiinGroup cũng lưu ý đặc biệt đến chất lượng các nhà phát hành trái phiếu là các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết. Mặc dù hầu hết là phát hành riêng lẻ và 86% trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo nhưng đây là yếu tố rủi ro không chỉ đối với nhà đầu tư trái phiếu mà cả kênh tín dụng ngân hàng. Các chỉ số đánh giá khả năng trả nợ của nhóm nhà phát hành này đều ở mức rất kém”, báo cáo của FiinGroup nhấn mạnh.

Doanh nghiệp BĐS chưa niêm yết ồ ạt phát hành trái phiếu - Ảnh 9.

Cụ thể, cơ cấu trái phiếu chiếm khoảng 46% tổng nợ vay của các doanh nghiệp bất động sản. Đặc biệt, quy mô tín dụng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp đã trở nên khá lớn, chiếm khoảng 12% dư nợ tín dụng ngân hàng và khoảng 15% GDP. Trong khi tín dụng ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ hơn với những quy định cụ thể thì rủi ro đối với trái phiếu doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều.

FiinGroup kiến nghị, tăng cường giám sát các hoạt động phát hành của các đơn vị chưa niêm yết, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết, trở nên quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của thị trường và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Giá thuê đất công nghiệp được trong ba năm tới được dự báo tăng liên tục ở cả phía Nam và phía Bắc nhờ triển vọng tốt trong phân khúc này vì Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Với nhiều người, bếp là linh hồn, là trái tim của ngôi nhà, nơi gia chủ thể hiện tình yêu với ẩm thực và sự quan tâm, vun vén tới các thành viên trong gia đình. Trong đó, tủ bếp đóng một vai trò thiết thực trong không gian - nơi tạo ra những món ăn ngon tạo nên sự gắn gia đình.

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư 6.860 tỉ đồng.

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Đa số các công ty trong khu công nghiệp Bình Đường (tỉnh Bình Dương) mong muốn tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp.

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản Khu đô thị Một Thế Giới cho Tập đoàn Kim Oanh (Kim Oanh Group). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD