Thứ năm, 25/04/2024

Doanh nghiệp gặp áp lực khi giá xăng tăng cao

23/02/2022 6:30 AM (GMT+7)

Giá xăng dầu cùng nhiều chi phí khác tăng mạnh, các doanh nghiệp (DN) vận tải lo ngại sẽ tiếp tục phải đối mặt trước áp lực tăng giá cước, kèm với đó là rủi ro mất khách hàng hoặc thua lỗ. Trong khi đó, các DN sản xuất lại lo đội chi phí, khiến giá thành hàng hóa tăng cao.

Doanh nghiệp gặp áp lực khi giá xăng tăng cao - Ảnh 1.

Công nhân Công ty CP kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn trong giờ sản xuất. Ảnh: DNCC

Ông Trương Tiến Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT), Phó Chủ tịch thường trực Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) nhận định - giá xăng dầu tăng chưa làm giá cả hàng hóa tăng ngay vì còn có độ trễ. Tuy nhiên, xăng dầu là chi phí đầu vào của các doanh nghiệp nên việc đội chi phí là không tránh khỏi.

"Tại APT, giá xăng dầu sẽ làm tăng ngay chi phí vận chuyển nguyên liệu từ miền Tây lên nhà máy ở TP HCM và chiều ngược lại vận chuyển thức ăn cho các ao nuôi cá. Giá xăng dầu tăng tạo thêm áp lực tăng chi phí đầu vào, khiến các DN sản xuất càng thêm khó khăn" - ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hưng,  lãnh đạo Sài Gòn Bay - doanh nghiệp chuyên về cung cấp các giải pháp vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và đường hàng không tại Việt Nam - cũng cho hay, trong bối cảnh giá xăng dầu tăng mạnh, có thể đầu tháng 3 tới giá vận chuyển đường hàng không sẽ tăng.

"Bình thường, cứ 15 ngày thì các hãng hàng không sẽ có đợt điều chỉnh giá mới. Tuy nhiên, do giá xăng dầu trong nước mới tăng ngày hôm qua (21/2), nên các hãng hàng không cũng chưa có phản ứng. Tuy nhiên, tôi nghĩ đầu tháng 3 tới giá vận chuyển sẽ được điều chỉnh tăng", ông Hưng nói.

Cũng theo chia sẻ của ông Hưng, dự kiến giá vận chuyển quốc tế sẽ tăng khoảng 1-2%.

"Khi các hãng hàng không điều chỉnh tăng cước vận chuyển thì DN chúng tôi cũng phải điều chỉnh giá tăng theo. Ví dụ hiện nay 1kg hàng hóa gửi đi Mỹ khoảng 40 USD thì sắp tới có thể điều chỉnh lên 42 USD/kg, đại loại như vậy", ông Hưng chia sẻ thêm.

Doanh nghiệp gặp áp lực khi giá xăng tăng cao - Ảnh 2.

Giá xăng tăng sẽ ảnh hưởng đến cước phí vận tải đường bộ. Ảnh: Quốc Hải

Hàng loạt DN sản xuất, vận tải hàng hóa khác tại TP.HCM cũng lo lắng, chi phí xăng dầu chiếm 35%-40% chi phí đầu vào, nên nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng, việc xoay trở để duy trì hoạt động là rất khó khăn. Đặc biệt, nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng trong thời gian tới thì sẽ không tránh khỏi việc các doanh nghiệp vận tải, logistics… phải thực hiện điều chỉnh giá cước phí để duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo các cam kết về chất lượng dịch vụ kinh doanh.

Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hành khách TP.HCM, cho rằng giá xăng dầu hiện nay đã lên mức cao nhất trong vòng 7-8 năm qua, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến ngành vận tải.

"Chi phí xăng dầu chiếm từ 25%-40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Do đó, thời gian tới, các DN vận tải buộc phải điều chỉnh giá cước tăng theo", ông Tính dự báo.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hành khách TP.HCM, đến thời điểm này, hoạt động vận tải hành khách vẫn chưa nhiều, chỉ mới đạt được công suất khoảng 20%-25% so với bình thường do tình hình dịch Covid-19 vẫn phức tạp.

Vì vậy, nếu DN tăng giá cước thì cũng sẽ tác động đến việc tăng công suất vận chuyển, dẫn đến khả năng bị thua lỗ.

Trước tình hình này, ông Tính đề xuất Bộ Công Thương và Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép sử dụng Quỹ bình ổn để giúp giá xăng dầu tăng ở mức vừa phải.

Ngoài ra, do thuế và phí trong một lít xăng dầu chiếm tỷ lệ cao, từ 40%-60%, nên các bộ ngành cũng cần điều chỉnh lại sao cho hợp lý.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, với mức tăng của giá xăng, mặt bằng giá cước vận tải mới sẽ được hình thành và tác động tiêu cực tới người dân, doanh nghiệp, làm chậm thêm quá trình phục hồi thị trường vận tải và nhu cầu đi lại của hành khách sau đại dịch Covid-19.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường