Tham dự hội thảo có ông Trịnh Thế Khiết - Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội, lãnh đạo TP.Hà Nội, huyện Sóc Sơn và hơn 300 ND huyện Sóc Sơn.
Nâng cao năng lực quản lý của các đơn vị Các giáo sư, chuyên gia nông nghiệp tham dự hội thảo và giải đáp thắc mắc của ND trong sản xuất.
Thông tin với hội thảo, ông Lê Xuân Rao - Giám đốc Sở KHCN Hà Nội cho biết: Từ năm 2008 - 2014, các chương trình KHCN cấp thành phố đã triển khai 616 đề tài nghiên cứu và 56 dự án sản xuất thử nghiệm.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cơ khí, tự động hóa... vào bảo quản, chế biến, chăn nuôi, trồng trọt như: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật phát triển giống nhãn chín muộn tại một số huyện ngoại thành; phát triển một số loài lan bản địa có giá trị cao ở Sóc Sơn; sản xuất hạt giống và hoàn thiện quy trình sản xuất ngô thương phẩm, cá trắm đen, sản xuất giống ngô lai F1 tại xã Cổ Đô, huyện Ba Vì...
Tỷ lệ ứng dụng kết quả vào thực tiễn của các đề tài khoảng trên 70% và dự án là 100%. Kết quả, sản phẩm của các công trình nghiên cứu khoa học đã góp phần thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố...
Sản phẩm nhiều, chất lượng chưa caoTham luận của các chuyên gia chuyên ngành nông nghiệp thuộc Viện KHCN về kết quả nghiên cứu một số mô hình trồng rau hữu cơ, bưởi Diễn, chăn nuôi gà lấy trứng... đã nêu thực trạng không vui của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Đó là số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều nhưng chất lượng và năng suất chưa cao.
Tham luận của TS Nguyễn Thị Ngọc Bình (Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) về kết quả nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP nêu: “Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về số lượng xuất khẩu chè.
Năm 2012 xuất khẩu hơn 150.000 tấn, với giá 1.520USD/tấn. Tuy nhiên giá bán này chỉ bằng 60-70% của thế giới, nguyên nhân là do ND chưa chú trọng kỹ thuật canh tác, giữa chế biến và sản xuất chưa gắn kết với nhau, nguyên liệu búp chè của một số nơi chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn”.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã giải đáp thắc mắc của ND trong quá trình chăn nuôi như phương pháp hạn chế dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; cách chọn con giống.
|
Phát biểu tại hội thảo, ông Trịnh Thế Khiết – Chủ tịch Hội ND thành phố cho rằng, hiện nay Hà Nội có hơn 1.000 trang trại, các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra mới đáp ứng được 60% nhu cầu của người tiêu dùng thành phố. Trong đó huyện Sóc Sơn đóng góp 1/20 sản lượng.
Việc áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất trên địa bàn thành phố đã được ND thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, vẫn tồn tại tình trạng vì mục đích lợi nhuận cao, nhiều ND sử dụng chế phẩm quá liều lượng cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
“Muốn sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu, phải gắn kết được các nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp, ND. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm của thị trường. Nhà nước quản lý, giám sát quá trình làm kinh tế của nhà sản xuất là ND, thì sẽ đáp ứng nhu cầu, hạn chế rủi ro cho ND”- ông Khiết khẳng định.
Lan Dương (Lan Dương)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.