Sinh sống chủ yếu ở vùng đất Trường Sơn-Tây Nguyên, địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, nét văn hóa riêng, đặc sắc của đồng bào Co đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa vật thể - phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Theo một số người già lớn tuổi dân tộc Co
huyện Bắc Trà My kể lại: Xưa, trang phục dành cho phụ nữ Co thì có váy. Váy của
phụ nữ thường là một tấm vải thổ cẩm có màu chàm đen. Chiều rộng khoảng từ 80
cm đến 1m, chiều dài khoảng 1m. Váy khi dệt xong được khâu lại làm cho váy có
dạng hình ống. Tùy vào từng lứa tuổi mà phần chân váy được thêu thêm nhiều tua
màu sặc sỡ. Và khi mặc vào, phụ nữ Co dùng dây thắt lưng quấn vào lưng để cho
váy khỏi bị tuột.Trang phục phụ nữ dân tộc Co huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Đi kèm váy là áo cộc tay màu
trắng bạc. Khi dệt, hai tấm rời nhau rồi họ dùng chỉ khâu lại với nhau dạng
chui đầu và xẻ cổ. Dọc theo thân áo là những đường viền hoa văn rất đẹp. Đây là
loại áo rất được các thiếu nữ Co chưa chồng rất thích mặc. Còn đối với phụ nữ
có chồng hoặc những người già lớn tuổi, họ thường mặc một tấm vải cũng màu
trắng bạc gọi là yếm, có dáng chữ V. Khi mặc vào họ thắt dây quàng qua cổ và có
dây thắt lưng.
Trang
sức bằng cườm được xem là một trong những đặc điểm nổi bật của phụ nữ dân tộc
Co. Cườm có nhiều loại lớn nhỏ khác nhau và có nhiều màu sắc nhưng màu hơn trội
vẫn là màu xanh da trời được đính vào tua đầu dài của khố, cườm được xâu thành
chuỗi vòng quấn nhiều vòng quanh qua trán, quanh cổ tay, cổ chân, và hông đối
với phụ nữ. Ngoài trang sức bằng cườm ra, ở phụ nữ dân tộc Co họ còn dung đồ trang sức bằng đồng, bạc
như vòng tay,vòng cổ, làm hoa tai…
Về trang phục đàn ông, nam giới
Co đóng khố, ở trần. Có khố thường (tanon), khố lễ (tanon nhau). Khố là trang phục dành cho đàn ông Co có
chiều rộng khoảng từ 25 đến 30 cm và có chiều dài khoảng 3m5 đến 4m tùy thuộc
vào mỗi người. Khố đàn ông Co được dệt trên nền chàm đen, dọc theo thân khố là
những dãy hoa văn như đỏ, vàng, xanh và hai bên chân khố được kết nối với những
tua màu vàng. Khi đàn ông Co mặc vào có dáng hình chữ T.
Vào các dịp lễ hội
hoặc mùa lạnh có thêm tấm choàng (ra mak). Tấm choàng của người Co cũng được dệt trên
nền vải thổ cẩm, có chiều rộng khoảng từ 0,8m đến 1m với trang trí nhiều dải
hoa văn với các màu đỏ, vàng, trắng, hoa văn hình răng cưa hay hình học chạy
song song theo chiều dài của tấm choàng.
Khi người đàn ông Co khoát tấm choàng
vào toát lên vẽ mạnh mẽ trông thật hoang dã. Ngoài ra, tấm choàng của đàn ông
Co cũng có thể được họ sử dụng như một tấm đắp che thân khi mùa đông ở vùng
Trường Sơn-Tây Nguyên lạnh giá.
Trang phục truyền thống của
người Co còn hàm chứa giá trị sáng tạo, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ và cả
giá trị nhân văn của cộng đồng. Trang phục truyền thống của họ còn ẩn chứa tâm
lý, tình cảm của tộc người và mối quan hệ của tộc người với môi trường thiên
nhiên xung quanh được đúc kết từ đời sống hằng này, từ lao động sản xuất và cốt
cách mang đặc trưng văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Co Quảng Nam.
Thiếu nữ dân tộc Co xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong trang phục truyền thống.
Đàn ông Co
luôn sử dụng tấm choàng che thân khi mùa đông ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên lạnh
giá. Vào mùa lễ
hôi, chúng ta thường gặp bà con dân tộc Co trong trang phục truyền thống.
Anh Dương Lai và già làng Trần Văn Hành dân tộc Co hiện ở thôn 2A xã Trà
Kót, huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam trong trang phục lễ hội.
Trang phục lễ
hội của dân tộc Co huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tại Festival cồng chiêng quốc tế
- Gia Lai 2009 (ảnh: Dương Lai).
Bài và ảnh: Nguyễn Văn Sơn (Bảo tàng tỉnh Quảng Nam) (Bài và ảnh: Nguyễn Văn Sơn (Bảo tàng tỉnh Quảng Nam))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.