Thứ bảy, 20/04/2024

Dồn dập đơn hàng cuối năm, các doanh nghiệp dệt may phía Nam vẫn thấp thỏm

22/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Tái sản xuất hơn hai tháng sau khi TP.HCM mở cửa nhưng tình trạng thiếu lao động, chi phí tăng cao, cộng với các biện pháp phòng, chống dịch khiến doanh nghiệp (DN) phải đầu tư nhiều hơn... Nên dù đơn hàng về dồn dập song các DN vẫn nửa mừng, nửa lo.

Dồn dập đơn hàng cuối năm, vì sao các doanh nghiệp dệt may phía Nam vẫn thấp thỏm? - Ảnh 1.

Thiếu lao động khiến nhiều DN dệt may thấp thỏm không dám ký các đơn hàng mới... - Ảnh: Quốc Hải

Hơn tuần nay, Công ty may mặc Dony (huyện Bình Chánh) đang gấp rút tuyển dụng thêm hàng chục lao động với nhiều ưu đãi hậu hĩnh để kịp tiến độ sản xuất.

"Công ty hoạt động lại vào đầu tháng 10 và liên tiếp có nhiều đơn hàng đi Mỹ, Nhật Bản, Trung Đông… với tổng giá trị khoảng 2 triệu USD. Hiện, đơn hàng về cuối năm lại tiếp tục tăng, thậm chí có nhiều đơn hàng xuất khẩu có giá trị lớn kéo dài đến tháng 6 năm sau nhưng thực tế chúng tôi không dám nhận vì thiếu lao động", ông Phạm Quang Anh – Giám đốc Công ty Dony, nói.

Theo ông Quang Anh, những ngày qua, để có nguồn nhân công sản xuất, đơn vị này liên kết với các đơn vị cung ứng lao động, thông qua mối quen biết giới thiệu người làm, rao tuyển trên các trang việc làm online, mạng xã hội… nhưng vẫn không đủ.

"Điều chúng tôi lo lắng hiện nay là thiếu lao động chứ không phải thiếu đơn hàng. Tết năm nay sẽ là một cái tết đặc biệt bởi chưa biết nguồn lao động sau tết sẽ diễn biến ra sao. Vì vậy, nếu bây giờ chúng tôi ký thêm đơn hàng thì qua tết chỉ lo thiếu lao động" – lãnh đạo Dony cho hay.

Nhưng khó khăn không chỉ dừng ở việc thiếu lao động. Trong vài tuần trở lại đây, giá nguyên vật liệu lại tiếp tục tăng giá khiến DN này càng lo lắng hơn.

"Dù các đơn hàng hiện tại sẽ không bị ảnh hưởng bởi nguyên vật liệu tăng giá, nhưng có những đơn hàng đang làm, đối tác đặt trước khoảng 50.000 sản phẩm, nhưng giờ lại muốn tăng thêm 10.000 sản phẩm nữa. Vì vậy, chúng tôi phải báo giá mới cho đối tác chứ không thể theo giá cũ. Điều này cũng khó cho việc đàm phán"- ông Quang Anh nói.

Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư và Thương mại Thành Công thì kể rằng, nhà máy của DN này ở miền Tây quy định khi nhân công xét nghiệm test nhanh dương tính thì phải ở lại công ty, đến khi có test PCR khẳng định mới được đưa đi cách ly tập trung.

"Khoảng thời gian chờ đợi kết quả xác nhận mất 3-5 ngày, nên DN phải xây dựng khu lưu trú tạm thời để chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Trong bối cảnh số lượng F0 đang tăng dần, đây là vấn đề khó cho DN", ông Tùng nói.

"Dù chịu nhiều sức ép vì dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 vẫn đạt 39 tỷ USD, tăng gần 12% so với 2020 và tăng 0,3% so với 2019. Tín hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật... đã mở cửa trở lại và nhất là Việt Nam đã thay đổi chính sách từ "zero Covid-19" sang vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh…" – đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), đánh giá.

Không chỉ các chi phí phát sinh do dịch Covid-19, các DN cũng đang đối mặt với chi phí logistics tăng rất cao. Theo ông Tùng, trước đây, DN mua nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc mua theo giá CIF (giao hàng tại cảng) thì nay chuyển sang bán theo FOB (giao hàng miễn trách nhiệm của người bán).

Với mức chi phí tăng chóng mặt, DN hoàn toàn phải "gánh", khiến lợi nhuận giảm mạnh. Vì vậy, thậm chí DN không dám nhận nhiều đơn hàng vì lo không chủ động được sản xuất.

"Nếu không chủ động được sản xuất mà ký hợp đồng nhiều, DN sẽ phải chuyển giao hàng bằng đường hàng không, chi phí sẽ rất lớn mà không phải nhãn hàng nào cũng sẵn sàng chia sẻ với DN khoản chi phí này", ông Tùng thông tin.

Dồn dập đơn hàng cuối năm, vì sao các doanh nghiệp dệt may phía Nam vẫn thấp thỏm? - Ảnh 4.

Chi phí logistics tăng cao bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp... - Ảnh: Quốc Hải

Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM đánh giá, ngành dệt may hậu giãn cách có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều đơn vị có thêm hợp đồng mới kéo dài sang tận quý II, quý III năm sau. Dẫu vậy, ông Hồng dự báo năm 2022 vẫn là một năm khó khăn về thị trường, về bài toán chi phí. Trong khi đó, dệt may được đánh giá là ngành được hưởng nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.

Tuy nhiên, đến nay DN trong ngành vẫn chưa tận dụng triệt để được các ưu đãi. Nguyên nhân chủ yếu do các nút thắt về nguyên liệu sản xuất chưa được giải quyết.

"Để hưởng các lợi thế từ FTA, điều tiên quyết là Việt Nam phải tập trung phát triển về nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ. Bên cạnh đó, cần phát triển công nghiệp phụ trợ đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu qua đó gia tăng hàm lượng nội địa cho hàng hóa xuất khẩu" - ông Hồng nhấn mạnh.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.

Google, Tesla sa thải hàng loạt nhân viên

Google, Tesla sa thải hàng loạt nhân viên

Google đang tiếp tục sa thải số lượng lớn nhân viên nhằm cắt giảm chi phí. Hãng xe điện Tesla của Elon Musk cũng phải cắt giảm nhân sự toàn cầu vì triển vọng tăng trưởng sụt giảm.

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Giá thuê đất công nghiệp được trong ba năm tới được dự báo tăng liên tục ở cả phía Nam và phía Bắc nhờ triển vọng tốt trong phân khúc này vì Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.