Hiện tượng hiếm có này xảy ra khi sao Kim đi ngang qua vành đĩa Mặt Trời. Giống như hiện tượng Nhật thực, ta sẽ quan sát được khi sao Kim, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm thẳng hàng. Nhưng do sao Kim có khoảng cách quá xa với Trái đất nên bóng của nó rất nhỏ. Khi quan sát từ mặt đất sẽ chỉ thấy một chấm đen trên bầu trời.
Từ Mỹ đến Hàn Quốc, sẽ thấy được sao Kim đi ngang qua mặt trời trong ngày 6.6 và sáng sớm ngày 7.6. Ở châu Á sẽ thấy rõ hiện tượng này. Ở châu Âu, một phần châu Phi có thể quan sát phần sau của hiện tượng này khi Mặt Trời mọc. Bắc và Trung Mỹ có thể quan sát được trước khi mặt trời lặn trong ngày 6.6.
Nhà du hành vũ trụ Mỹ Don Pettit đang trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS sẽ chụp một loạt ảnh sao Kim đi ngang qua Mặt Trời để post lên internet.
Người quan sát từ mặt đất được khuyến cáo phải dùng kính viễn vọng có gắn bộ lọc đặc biệt hoặc tấm bìa có gắn kính. Không được quan sát trực tiếp bằng mắt thường, sẽ gây hỏng mắt.
Ở Việt Nam chỉ quan sát được trong khoảng 6 tiếng đồng hồ: sau khi Mặt Trời mọc vào khoảng hơn 5h và sao Kim đi ra khỏi đĩa Mặt Trời vào lúc 11h32, kết thúc hoàn toàn vào lúc 11h49.
Cẩm Mai (tổng hợp)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.