Thứ tư, 17/04/2024

Dòng tiền sụt mạnh, VN-Index suýt đỏ

12/09/2022 6:00 PM (GMT+7)

Đà tăng khá tốt buổi sáng đã không thể kéo dài sang đến chiều do lượng tiền vào mua rất thấp. Trong khi đó các buổi chiều lúc này luôn thường trực một lượng hàng lớn mới về tài khoản. Cổ phiếu lẫn chỉ số hạ độ cao trong toàn bộ phiên chiều, thậm chí VN-Index cuối ngày chỉ còn tăng 0,84 điểm, VN30-Index thậm chí đỏ...


Dòng tiền sụt mạnh, VN-Index suýt đỏ - Ảnh 1.

Nhóm blue-chips chứng kiến dòng tiền co rút nghiêm trọng, khiến giá tụt cả loạt.

Đà tăng khá tốt buổi sáng đã không thể kéo dài sang đến chiều do lượng tiền vào mua rất thấp. Trong khi đó các buổi chiều lúc này luôn thường trực một lượng hàng lớn mới về tài khoản. Cổ phiếu lẫn chỉ số hạ độ cao trong toàn bộ phiên chiều, thậm chí VN-Index cuối ngày chỉ còn tăng 0,84 điểm, VN30-Index thậm chí đỏ.

Do thay đổi trong chu kỳ thanh toán được rút ngắn xuống T+2,5 nên áp lực bán thường lớn hơn vào buổi chiều. Vì thế để tăng giá tiếp hoặc ít nhất là giữ độ cao, thị trường cần nguồn lực bổ sung. Đáng tiếc hôm nay lại không như vậy.

Độ rộng của VN-Index tuy vẫn duy trì được trạng thái phân hóa với 238 mã tăng/215 mã giảm, nhưng đại đa số cổ phiếu đều hạ độ cao. Thời điểm cuối phiên sáng chỉ số ghi nhận 258 mã tăng/163 mã giảm, nhưng càng về cuối phiên độ rộng càng hẹp. Có thể thấy tuy số mã giảm chiều nay đủ mạnh để tụt xuống dưới tham chiếu không quá nhiều (52 mã), nhưng thống kê cho thấy tới 182 cổ phiếu đã giảm so với phiên sáng.

Thống kê riêng với rổ VN30, cũng có 23 cổ phiếu tụt giá so với phiên sáng, chỉ 5 mã có cải thiện. Rổ này suy yếu là nguyên nhân khiến VN-Index lùi dần và đóng cửa chỉ còn tăng “chênh vênh” chưa tới 1 điểm. VN30-Index kết phiên đã giảm 0,04 điểm, độ rộng còn 12 mã tăng/17 mã giảm.

Cả rổ blue-chips chỉ có 5 mã giảm trên 1% là ACB giảm 1,04%, VIB giảm 1,06%, GVR giảm 1,38%, SSI giảm 1,58% và STB giảm 2,74%. Rõ ràng là sức ép không quá lớn, nên điểm tăng rất kém chính là do nhóm cổ phiếu tăng giá quá yếu. 3 cổ phiếu duy nhất đỡ VN-Index là VRE tăng 4,55%, MWG tăng 2,78% và VHM tăng 2,5%. Các mã này không phải là trụ của VN30 nên cũng không có gì bất ngờ khi chỉ số này đỏ cuối ngày.

Dòng tiền sụt mạnh, VN-Index suýt đỏ - Ảnh 2.

VN-Index bổ nhào chiều nay và may mắn còn vài trụ đỡ để không đỏ.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ dường như là các mã chống đỡ tốt nhất dưới áp lực bán phiên chiều. Chỉ số Smallcap vẫn tăng nhẹ 0,35% trong khi Midcap cũng giảm 0,38% cùng với VN30. 10 cổ phiếu kịch trần thì chỉ có được 2 mã thanh khoản trên dưới 5 tỷ đồng là TNT và EVF, còn lại quá nhỏ mức giá trở nên đáng tin cậy.

Dòng tiền vào quá yếu là lý do chính khiến thị trường ngày càng đuối hơn. HoSE chiều nay giao dịch 4.433 tỷ đồng, giảm tới trên 21% so với buổi sáng. Đáng kinh ngạc là rổ VN30 phiên chiều khớp có 956 tỷ đồng, giảm 62%. VN30 chưa từng giao dịch buổi chiều dưới ngưỡng 1.000 tỷ đồng kể từ đầu tháng 4/2021, tức là thời điểm lệnh nghẽn liên tục (ngày 12/4/2021 HoSE mới nâng được 25% công suất).

Tính chung hai sàn niêm yết chiều nay giảm giao dịch 21% so với buổi sáng. Mức thanh khoản quá kém này kết hợp với giá tụt dần chứng tỏ lực cầu đang “bốc hơi”. Đây là sự kết hợp không tích cực vì buổi chiều hàng mới về thêm, về lý thuyết lượng cung tiềm năng cũng gia tăng. Mức khớp lệnh hai sàn cả ngày rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong vòng 6 tuần.

Những cổ phiếu khá mạnh và giữ được đà tăng giá kết hợp với thanh khoản tốt đến hết phiên có thể kể tới DGW tăng 5,71% giao dịch 206,7 tỷ đồng; FRT tăng 4,2% thanh khoản 287,7 tỷ; HAG tăng 3,23% thanh khoản 178,1 tỷ; PVD tăng 2,93% giao dịch 285,8 tỷ; DGC tăng 2,84% thanh khoản 412,1 tỷ...

Các cổ phiếu này nằm rải ở nhiều nhóm ngành khác nhau nhưng cũng không thể đại diện hết cho nhóm ngành đó. Thị trường đã quay lại trạng thái phân hóa tăng giảm sâu sắc, nên việc chọn cổ phiếu trong cùng một ngành hiện cũng không còn dễ dàng như trước.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Hyosung đang thực hiện kế hoàn thiện chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm ở Việt Nam nhằm biến thành nhà cung cấp sợi vải spandex lớn nhất thế giới.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Khả năng phiên giao dịch hôm nay (16/4) thị trường sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm, do đó, chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi trong các phiên giảm điểm mạnh, mà nên giữ tâm lý ổn định, chờ đợi những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục.

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

Khối lượng giao dịch của 3 mã cổ phiếu SHB, MBB và CTG lên tới hơn 1.000 tỷ đồng/mã trong phiên giao dịch hôm nay (15/4).

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến hết tháng 3/2024, "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã chậm thanh toán 10 tháng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, với khoản nợ hơn 38 tỷ đồng.

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Meiko Electronics dành ra 500 triệu USD để xây nhà máy thứ 5 và 6 của tập đoàn tại Việt Nam để sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB). Đến năm 2030, số lao động dự kiến sử dụng khoảng 3.000 người, kỳ vọng nộp ngân sách khoảng 200 tỷ đồng/năm.

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Năm 2024, OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023 và chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu.