động vật hoang dã
-
Anh Nguyễn Văn Lâm, nông dân nuôi hươu sao ở xã Ia Dom, huyện H'Drai, tỉnh Kon Tum cho hay, tùy độ tuổi con hươu sẽ có giá bán khác nhau. Hươu sao sưới 1 năm tuổi giá bán từ 25-30 triệu đồng/cặp; hươu sao 12- 18 tháng tuổi có giá bán 30-38 triệu đồng/cặp, 19-24 tháng có giá 40- 46 triệu đồng/cặp.
-
Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy ảnh còn "bắt" được hình ảnh các con động vật có tên trong sách Đỏ khác.
-
Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo tồn.
-
Những ngày này, có dịp đến danh thắng Hòn Chông, xã Bình An, huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang), ngoài tham quan cảnh đẹp, thưởng thức ẩm thực, khách du lịch còn được ngắm voọc bạc Đông Dương-một loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ, trông đẹp mắt.
-
Trong thời gian qua, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) đã mạnh dạn khởi nghiệp với nhiều mô hình chăn nuôi mới lạ, vật nuôi mới lạ, mang lại hiệu quả kinh tế, điển hình là mô hình nuôi dúi, mô hình nuôi heo rừng-nuôi con đặc sản.
-
Một buổi sáng ngủ lại nhà người quen ở xã Quảng Kim (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), bỗng nghe tiếng gà rừng gáy vang khắp xóm làng. Hỏi ra mới biết, đó là tiếng gáy của đàn gà rừng thuần hóa của cụ Phạm Văn Trực (73 tuổi, thôn Hợp Phú).
-
Quỹ Hỗ trợ nông dân TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã giải ngân vốn cho 3 nông dân trẻ đầu tư nuôi dúi-một loài động vật hoang dã. Trên địa bàn Bình Phước, các mô hình nuôi động vật hoang dã, nuôi con đặc sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Với sự đam mê và lòng nhạy bén trong kinh doanh, anh Trần Văn Toản khu vực Bình Yên B (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) trở thành chủ sở hữu trang trại nuôi chim công cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
-
Điều kiện tự nhiên nơi loài sinh vật đó đang tồn tại dù có thuận lợi hay khó khăn, đều bắt buộc chúng phải tự trang bị cho mình một thứ vũ khí độc đáo nhất để sinh tồn, phát triển. Các loài thạch sung mí ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Thạch sùng mì được ví như "Nữ hoàng thằn chân dài Việt Nam".
-
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An vừa công bố nhiều loại gà, chim hoang dã quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam. Trong đó có loài gà tiền mặt vàng, gà lôi trắng. Gà tiền mặt vàng, gà lôi trắng là động vật rừng, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ Việt Nam, sách Đỏ Thế giới.