Đưa nông sản quê lên… sàn khởi nghiệp

05/10/2020 11:26 GMT+7
Mắm tôm chà, mật hoa dừa, đồ gia dụng từ cây chuối, sản phẩm từ xơ mướp… và nhiều sản phẩm từ nông thôn khác đã khiến nhiều người ngạc nhiên lẫn thích thú khi được các bạn trẻ phát triển thành dự án khởi nghiệp độc đáo.
Đưa nông sản quê lên… sàn khởi nghiệp - Ảnh 1.

Thanh niên nuôi ước mơ khởi nghiệp từ nông nghiệp

Từng dấu biệt chuyện gia đình có tới 70 năm trong nghề làm mắm vì sợ bạn bè trêu là “Thảo mắm”, Lê Ngọc Thảo (29 tuổi, quê Tiền Giang) cũng không ngờ có ngày mình khởi nghiệp với mắm với thương hiệu Khổng Tước Nguyên.

Đưa nông sản quê lên… sàn khởi nghiệp - Ảnh 2.

ê Ngọc Thảo thừa nhận, cô "nợ duyên" với mắm

L“10 năm xa quê theo đuổi học vấn. Ra trường đi làm, tôi có cơ hội được đi nhiều nước, gặp gỡ nhiều người, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Mỗi quốc gia đều có những món ngon để tự hào, còn Việt Nam mình có gì? Tôi quay quắt với câu hỏi đó. Và rồi tôi ngộ ra, nước mình có mắm. Lắm lúc tôi tưởng mình đã quên mùi mắm, nhưng khi trở về gia đình, nhìn bà và mẹ ướp, ủ mắm… tôi lại nhớ mênh mang. Lúc này, tôi muốn nối tiếp nghề truyền thống của gia đình và đưa mắm đi xa hơn” – cô gái trẻ bộc bạch.

Thảo cho biết, các công đoạn của nghề làm mắm tôm chà lắm công phu và tỉ mỉ, từ sơ chế nguyên liệu, ủ mắm lên men, chà mắm, phơi mắm, kiểm tra/ngửi mắm, đóng lọ bảo quản… Chỉ cần điều kiện đặt tâm vào làm - mọi mẻ mắm đều ngon.

pTrăn trở trước tình trạng dừa trồng thường gặp cảnh được mùa mất giá, chị Thạch Thị Chal Thy (tỉnh Trà Vinh) đã nảy sinh ý tưởng tạo ra dòng sản phẩm từ mật hoa dừa.

Đưa nông sản quê lên… sàn khởi nghiệp - Ảnh 3.

Sản phẩm độc đáo từ xơ mướp bỏ đi tranh tài tại cuộc thi khởi nghiệp ngày 3-4/10 tại TPHCM

Vốn là thạc sĩ ngành công nghệ thực phẩm, năm 2018, chị Chal Thy quyết định trở về quê nhà với suy nghĩ tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn ở quê mình để khởi nghiệp.

Để có mật hoa dừa, đầu tiên phải chọn bó những bông dừa sắp nở để bông dừa không bị bung ra, đồng thời, tạo thuận lợi cho công đoạn “mát xa” bông và thu mật, cứ cách 12 tiếng thì thu được hơn 0,5 lít mật. Tuy nhiên, việc lấy mật từ hoa dừa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những người thợ. Vì vậy, những người lấy mật trước khi đảm nhận công việc, đều được tập huấn rất kỹ. Hiện doanh nghiệp Trà Vinh Farm của chị Chal Thy có 6 lao động chuyên lấy mật dừa, với thu nhập từ 4,5- 5 triệu đồng/tháng.

Đây là những dự án khởi nghiệp tham gia vòng bán kết cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020”, khu vực phía Nam vừa diễn ra ngày 3-4/10 vừa qua. Cuộc thi do T.Ư Đoàn phối hợp Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức.

Đưa nông sản quê lên… sàn khởi nghiệp - Ảnh 4.

Bánh phồng khoai lang của thầy giáo trẻ ở Vĩnh Long vào chung kết toàn quốc

Trong 48 dự án tham gia vòng bán kết 3 thì Đồng Tháp có 9 dự án, TP.HCM có 6 dự án, còn lại các dự án thuộc các tỉnh thành như Bến Tre, Cà Mau, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Kiên Giang, Sóc Trăng…

Nhiều sản phẩm được đánh giá khá tốt, tạo được sinh kế cho cộng đồng, có tính khả thi cao và đã được thương mại hóa rộng rãi trên thị trường như: dự án “Khai thác mật hoa dừa tươi” ở Trà Vinh hay “Chế phẩm sinh học cải tạo đất vườn cây ăn trái” của Đồng Tháp; “Chế tạo máy cày mini bằng động cơ xe máy” từ Tây Ninh; “Bao bì bảo quản thực phẩm từ màng sinh học Biostarch” của TP.HCM; “Mắm tôm chà lên men tự nhiên Khổng Tước Nguyên” của Tiền Giang…

Chị Nguyễn Thị Thu Vân, Trưởng Ban Thanh niên Nông thôn T.Ư Đoàn cho biết, đây là năm thứ 3 Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020” được diễn ra. Ban Tổ chức mong muốn đây là chương trình quen thuộc, là sân chơi được thanh niên nông thôn đang sản xuất kinh doanh tại các vùng nông thôn.

Đưa nông sản quê lên… sàn khởi nghiệp - Ảnh 5.

Người trẻ có nhiều dự án sáng tạo trong cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp

“Năm 2020 không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng các dự án cũng tăng, các thí sinh đã nêu cụ thể dự án và đưa ra phương án kinh doanh cụ thể” - chị Thu Vân chia sẻ.

Được biết, vòng Bán kết khu vực phía Nam có 48 dự án tham gia, và đã có 12 dự án được đi tiếp vào vòng Chung kết toàn quốc.

12 dự án khu vực phía Nam lọt vào chung kết toàn quốc

1. Mật thốt nốt Palamania (Châu Ngọc Dịu, An Giang)

2. Khảo sát ứng dụng tảo Spirulina Platensis làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Nguyễn Ngọc Trân, Bến Tre)

3. Pơ Lang - Sx các sản phẩm chế biến chuyên sâu từ quả bơ tươi và thảo dược Đắk Lắk (Phạm Thị Thu Hằng, Đắk Lắk)

4. Sản phẩm tiện lợi từ "khô cá" (Dương Thị Hồng Chuyên, Đồng Tháp)

5. Nông trại nghỉ dưỡng Thuận Thiên Việt Mekong Farmstay (Hồ Ngọc Trâm, Đồng Tháp)

6. Biostarch – Bao bì bảo quản thực phẩm từ màng sinh học (Trần Thị Diễm My, TPHCM)

7. Sản xuất đất trồng và phân Compost từ phế phẩm nông nghiệp (Nguyễn Hồng Đăng, TPHCM)

8. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp (Phâm Thanh Toàn, TPHCM)

9. Thiết kế mô hình HT giàn phơi đồ Arudnio điều khiển bằng điện thoại (Phạm Sơn Thanh, Tiền Giang)

10. Mắm Gò Công và giá trị thực phẩm lên men tự nhiên (Lê Ngọc Thảo, Tiền Giang)

11. Mật hoa dừa Sokfarm (Phạm Đình Ngãi, Trà Vinh)

12. Bánh phồng khoai lang (Nguyễn Thanh Việt, Vĩnh Long)

Theo Uyên Phương/Tiền Phong
Cùng chuyên mục