Đường sắt Cát Linh – Hà Đông nhiều lần “lỡ hẹn” nhân viên xin nghỉ việc

Minh Hiếu Thứ bảy, ngày 16/11/2019 13:15 PM (GMT+7)
Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) nhiều lẫn vỡ kế hoạch vận hành chạy tàu chính thức, đến nay, vẫn chưa rõ khi nào sẽ khai thác thương mại nhưng đã có hàng trăm nhân viên (khoảng 28%) trong tổng số gần 1.000 nhân viên được đào tạo để vận hành đã bỏ việc.
Bình luận 0

Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài hơn 13km, điểm đầu từ ga Cát Linh, điểm cuối đến ga Yên Nghĩa. Dọc tuyến có 12 nhà ga trên cao gồm: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê và Yên Nghĩa.

Dự án có 13 đoàn tàu, trong quá trình vận hành sẽ sử dụng 10 đoàn, 2 đoàn bảo dưỡng, một đoàn dự phòng. Mỗi đoàn tàu gồm 4 toa dài khoảng 80m, sức chở gần 1.000 khách, vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc khai thác thương mại 35km/giờ. Các đoàn tàu chạy bằng điện, với thiết kế tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến.

img

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Tính từ thời điểm năm 2015, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã tuyển dụng và đào tạo hàng nghìn nhân viên để làm việc cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Tuy nhiên, do tàu Cát Linh – Hà Đông nhiều lần “lỡ hẹn” vận hành chính thức khiến cho nhiều nhân viên xin nghỉ việc.

Theo thông kế từ năm 2015 đến nay, có khoảng 28% nhân viên là lao động phổ thông xin nghỉ, bộ phận nhân sự kỹ thuật đầy đủ thì vẫn sẵn sàng đáp ứng khai thác, vận hành dự án. Đặc biệt, không có trường hợp lái tàu nào xin nghỉ việc.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào khai thác cần phải có khoảng 681 nhân sự chịu trách nhiệm vận hành, khai thác tuyến đường được chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.

Hiện tại, dự án đang chạy vận hành thử 20 ngày để đánh giá, nghiệm thu an toàn. Do đang trong quá trình được tư vấn thẩm tra nên chưa xác định thời gian cụ thể bắt đầu vận hành khai thác thử.

Trong quán trình vận hành, tất cả các hạng mục đều được thực hiện đấu nối toàn hệ thống và đều có các nhân viên người Việt Nam trực tại các vị trí quan trọng gồm: Phòng điều khiển; Phòng bán vé; Các bảng điện tử; Loa phát thanh hoạt động để hướng dẫn người đi tàu.

Suốt thời gian vận hành thử để nghiệm thu sẽ có gần 10 đoàn tàu vận hành liên tục trên toàn tuyến. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình nghiệm thu, mỗi ngày có từ 6 đến 9 đoàn tàu vận hành liên tục trên tuyến. Đặc biệt, 20 ngày chạy thử sẽ kiểm chứng độ an toàn hệ thống và năng lực vận hành của toàn bộ nhân viên.

Theo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, sau khi vận hành khai thác thử, dự án phải được nghiệm thu nhà nước và cấp chứng nhận an toàn hệ hống mới có thể đưa vào khai thác vận hành. Sau khi đạt yêu cầu về vận hành khai thác thử, dự án được nghiệm thu nhà nước và cấp chứng nhận an toàn hệ thống mới có thể đưa vào khai thác vận hành chính thức.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem