Thưa ông, dù Chính phủ đã có Nghị định 163/2013 về xử phạt trong lĩnh vực hóa chất, phân bón với nhiều chế tài mạnh, nhưng phân bón giả vẫn “nở rộ” ?
Phân bón giả do Công ty TNHH TM - dịch vụ Anh Trang bán cho người trồng dưa ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) bị vón thành đất sét khi cho vào nước. Ảnh: Tấn Lộc
- Phải nói phân bón giả liên tục bị phát hiện thời gian qua là do các cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng phân bón vào cuộc ráo riết nên chúng ta đã phát hiện ra nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp (DN) nhỏ, sản xuất phân bón không đáp ứng được các yêu cầu về quản lý chất lượng đã tồn tại quá lâu rồi nên giờ càng kiểm tra thì càng “lòi” ra. Nhiều cơ sở chủ đích sản xuất phân bón kém chất lượng, thậm chí họ giả mạo nhãn mác, bao bì, đưa ra thị trường tiêu thụ một cách vô tội vạ.
Chúng tôi đang trình Chính phủ sửa Nghị định 163, trong đó kiến nghị tăng thêm chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử phạt cho lực lượng quản lý thị trường để dẹp loạn phân bón giả. Tất nhiên, trong khi chờ đợi quyết định từ Chính phủ thì chúng ta vẫn kiểm tra, xử lý phân bón giả như bình thường theo các quy định và văn bản hiện hành, không có chuyện lơi lỏng hay chậm trễ.
Nhiều địa phương cho rằng, nếu siết việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 202/2013 về quản lý, sản xuất phân bón thì nhiều DN sản xuất phân bón kém chất lượng quy mô nhỏ, lẻ sẽ “chết” trong năm 2016?
"Với việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 29 ngày 30.9.2014 , chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là hành lang pháp lý góp phần giải quyết triệt để tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng và bát nháo đang diễn ra rất phức tạp hiện nay”.
Ông Nguyễn Văn Thanh
|
- Chúng tôi đã “lùi” một lần, tức là từ 27.11.2016 (thay vì từ 1.2.2016 theo đúng quy định Nghị định 202), nếu DN sản xuất, kinh doanh phân bón nào có sản phẩm chưa được chứng nhận hợp quy (tức không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh phân bón) sẽ bị buộc ngừng sản xuất, kinh doanh. Mặt hàng phân bón hiện đã có đầy đủ các quy chuẩn theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Các DN hoàn toàn có thể tự nguyện thực hiện, tự công bố nếu đạt theo các tiêu chuẩn này.
Nhưng “ai” có quyền bắt buộc các cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn phải dừng hoạt động?
- Tôi cho rằng, ở đây vai trò của các địa phương và liên ngành là rất quan trọng trong việc dẹp bỏ nạn sản xuất phân bón giả, phân bón chui. Còn về phía Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT, chúng tôi cũng đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu rà soát lại các DN sản xuất phân bón trên địa bàn để báo cáo đầy đủ.
Trên cơ sở đó, các bộ ban ngành trung ương địa phương sẽ vào cuộc và phải tăng cường kiểm tra. Các địa phương cũng đang đốc thúc các DN phân bón để họ hoàn thiện các điều kiện nâng cấp sở sở đủ tiêu chuẩn để được sản xuất phân bón. Tôi khẳng định, để quyết liệt giảm nạn phân bón giả, kém chất lượng, phân bón sản xuất “chui” cần làm tốt công tác kiểm soát, hậu kiểm chất lượng phân bón, cơ sở sản xuất phân bón.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.