Sắp tới, Facebook sẽ phải trả số tiền 550 triệu USD cho một nhóm người dùng ở tiểu bang Illinois (Mỹ) vì công cụ nhận dạng khuôn mặt (facial recognition tool) của công ty này đã vi phạm luật riêng tư của tiểu bang.
Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg.
Kể từ năm 2011, Facebook đã có tính năng tự động gắn thẻ bạn bè vào ảnh. Đó là năm công ty bắt đầu thử nghiệm phần mềm nhận dạng khuôn mặt nhưng không có sự đồng ý của bất kỳ ai. Ngay sau đó, một vụ kiện chống lại Facebook đã được đưa ra và các tranh chấp pháp lý đã chính thức khởi động vào năm 2015.
Vào năm 2018, vụ kiện chống lại Facebook đã được nâng lên thành vụ kiện tập thể. Facebook khá tự tin rằng mình không làm gì sai và tự bào chữa. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao đã từ chối xem xét kháng cáo của hãng này và đưa ra án phạt nặng nề. Theo người phát ngôn của Facebook, công ty muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề này để đảm bảo lợi ích cho công ty và cổ đông.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang gây khá nhiều tranh cãi. Ảnh: BBC.
Các hệ thống nhận dạng khuôn mặt trực tiếp hiện đang được áp dụng trên nhiều quốc gia nhưng vẫn khiến không ít người đặt ra câu hỏi về việc các công cụ này có thực sự hữu ích hay không.
Một số thành phố trên khắp nước Mỹ đã cấm cảnh sát sử dụng camera gắn người có nhận dạng khuôn mặt. Vào tháng 1 vừa qua, Liên minh châu Âu cũng cho biết đang xem xét tạm dừng việc sử dụng công nghệ này ở nơi công cộng, các cơ quan quản lý cũng đã tìm ra cách ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ này.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc bắt đầu triển khai nhận diện khuôn mặt tại các hiệu thuốc ở Thượng Hải. Công nghệ này dành cho những người mua một số loại thuốc đặc thù để kiểm soát việc mua bán các chất cần được kiểm soát và ngăn chặn việc tái sử dụng một số thành phần thuốc vào các loại thuốc bất hợp pháp.
Facebook cho biết hành động này như một phần mở rộng của các quy tắc hiện tại của công ty nhằm loại bỏ nội dung...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.