Paris vào những năm cuối thế kỷ 19 là một thành phố đứng ở giữa thời khắc chuyển đổi xã hội to lớn, do đó trong các tác phẩm nghệ thuật, tính chất thời đại cũng được miêu tả nhiều hơn so với các đề tài khung cảnh tự nhiên. Những tác phẩm lúc này miêu tả một thế giới đô thị mới, với tất cả điều tồi tệ nhất, thậm chí là cả Pigalle (phố đèn đỏ nổi tiểng của Paris). Vào thời gian này, mại dâm là một phần của cuộc sống hàng ngày và được quy định chặt chẽ trong triều đại của Napeleon III.
Gái làng chơi (hay còn gọi với cái tên gái bao, gái điếm, gái mại dâm) là chủ đề quan trọng đối với các nghệ sĩ ở Paris thời đó. Có lẽ hai bức tranh cách mạng của thời đại gây bất ngờ nhất là bức “Kiều nữ Olympia” (Olympia) của danh họa Édouard Manet ít nhiều phản ánh các tụ điểm ăn chơi khét tiếng ở Paris và bức tranh “Les Demoiselles d'Avignon” (Những cô nàng ở Avignon) của danh họa nổi tiếng Pablo Picasso, tác phẩm được xem như là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của làng hội họa thế kỷ XX – cả hai tác phẩm đều mô tả về nghề mại dâm ở Paris.
"Kiều nữ Olympia" vừa mô tả sâu sắc hiện thực cuộc sống của những cô gái làng chơi ở Paris vừa thể hiện cái nhìn nhân văn của Manet đối với họ. Tuy nhiên, công chúng và giới nghệ thuật thời đó nhạo báng, chê cười, chỉ trích và khinh bỉ khi đón nhận Olympia. Bức tranh vẽ một người phụ nữ khỏa thân đang nằm trên giường và một người hầu gái da đen đang mang hoa đến. Hoa lan trên mái tóc, vòng đeo tay, đôi hoa tai ngọc trai, chiếc khăn choàng phương Đông là những biểu tượng của sự giàu có và nhục dục đối lập hoàn toàn với da thịt nhợt nhạt của cô gái và chiếc guốc xỏ hờ.
Cô gái La Paiva, một gái điếm hạng sang thế kỷ 19 nổi tiếng đến mức được báo chí theo sát từng hoạt động và đưa tin.
Hay gái làng chơi ở Paris nổi tiếng như Apollonie Sabatier từng làm mê mệt, điêu đứng họa sĩ Eugène Delacroix, tiểu thuyết gia Gustave Flaubert và đặc biệt là nhà thơ Charles Baudelaire. Tại Orsay, một vùng đô thị của Paris, Sabatier là nhân vật trong bức tượng điêu khắc bằng cẩm thạch của nhà điêu khắc Auguste Clésinger. Bức tượng mô tả một phụ nữ khỏa thân bị cắn bởi một con rắn và nó đã gây tranh cãi thời kỳ đó vì Clésinger làm việc với mẫu nữ trong trạng thái khỏa thân.
Họ là đối tượng để các họa sĩ phản ánh hiện thực xã hội của Paris những năm cuối thế kỷ 19. Charles Pierre Baudelaire, một trong những nhà thơ có ảnh hưởng lớn nhất ở Pháp, trong thế kỷ 19 từng phát biểu trên một tạp chí: "Nghệ thuật là gì? Mại dâm”.
Một tác phẩm nghệ thuật lấy hình tượng từ cơ thể gái mại dâm hạng sang Apollonie Sabatier.
Ở thời đại ngày nay, mại dâm bị coi như là tệ nạn của xã hội, thậm chí gái mại dâm còn được nhiều người nhắc đến với thái độ kinh tởm. Nhưng mại dâm ở Paris cuối thế kỷ 19, là một phần chính của cuộc sống hàng ngày, một giao dịch cá nhân có tính chất công cộng. Những ai làm gái mại dâm phải đăng ký với cảnh sát, không làm việc trong nhà chứa tư nhân và phải trả thuế.
Gái mại dâm thế kỷ 19 cũng phải chịu đựng những cuộc thanh tra y tế bắt buộc mỗi tháng và trở thành nỗi ám ảnh vì sự nhục nhã, điều đó được thể hiện chân thực trong bức tranh “Rue des Moulins” của họa sĩ Henri de Toulouse-Lautrec (nổi tiếng với các tác phẩm mô tả cuộc sống sôi động và đầy màu sắc ở Paris cuối thế kỷ 19). Những cô gái mặc áo choàng và tất, nhưng không có váy hoặc đồ lót ở trong, họ trông kiệt sức, nhịn nhục sự nhục nhã.
Qua các tác phẩm hội họa, cũng có thể gái làng chơi ở Paris thời bấy giờ cũng được phân cấp thành nhiều bậc. Các cô gái điếm hạng sang có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, được các tay triệu phú chu cấp, các nhà tài phiệt nuôi dưỡng.
Những gái điếm cao cấp có thể được tắm trong bồn tắm xa hoa, đồ trang sức đắt tiền như La Paiva - kỹ nữ hàng đầu trong những năm 1852 - 1870.
Bức “Kiều nữ Olympia” (Olympia) của danh họa Édouard Manet ít nhiều phản ánh các tụ điểm ăn chơi khét tiếng ở Paris.
Các cô gái điếm bình dân hơn làm việc ở vũ trường, phải đứng chờ khách ven đường, thậm chí còn là nạn nhân của bạo lực. Giữa thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là thời kỳ huy hoàng của những kỹ nữ nổi tiếng như La Comtesse de Loynes, Valtesse de la Bigne, Cléo de Mérode và nhất là Apollonie Sabatier.
Hầu hết gái làng chơi phải làm việc cực nhọc, nghèo khổ, ít được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng và thường xuyên là nạn nhân của bạo lực và họ phải chạy trốn khỏi Paris. Mại dâm là nhu cầu mưu sinh của những cô gái làng chơi chứ không phải là sở thích và họ không hề độc lập như cách nhìn nhận của xã hội và đặc biệt là đàn ông thời đó. Và đây cũng không phải là cách nhìn sâu sắc mà họa sĩ Pháp nào cuối thế kỷ 19 cũng có thể nhìn thấy và chấp nhận.
Gái làng chơi cũng từng là “nàng thơ” cho các nghệ sĩ thời kỳ đầu thời Phục hưng, như trong tác phẩm nghệ thuật “Venus of Urbino” (năm 1538) của danh họa Titian, hình ảnh nữ thần tình yêu trên thực tế dựa trên hình mẫu của Angela del Moro, một trong những gái điếm được trả lương cao nhất ở Venice.
Bức tranh “Rue des Moulins” của họa sĩ Henri de Toulouse-Lautrec phô bày sự nhục nhã của những cô gái điếm trong các buổi thanh tra y tế bắt buộc.
Từ 22.09.2015 đến 17.01.2016, Viện bảo tàng Orsay ở Paris, Pháp sẽ lần đầu tiên dựng một cuộc triển lãm lớn với tựa đề “Splendour and Misery: Pictures of Prostitution, 1850-1910”, trưng bày các tác phẩm về gái mại dâm thế kỷ 19 trong mắt các danh họa. Có trên dưới 70 tác phẩm trong cuộc triển lãm đều thuộc về các danh họa nổi tiếng nhất thế giới, cho thấy nếp sống và sinh hoạt về đêm tại thủ đô Paris trong vòng 60 năm (1850-1910), kể từ hậu bán thế kỷ XIX cho tới thập niên đầu thế kỷ XX.
Đây là triển lãm lớn đầu tiên nhìn nhận đến một chủ đề gắn bó xuyên suốt hội họa hiện đại của Pháp, nhưng trước đó thường bị bỏ lơ, không ai ngó ngàng đến.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.