Thứ năm, 25/04/2024

Gần 2.000 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa

08/09/2022 1:00 PM (GMT+7)

Tổng giá trị vốn hóa của thị trường tiền mã hóa đã rơi xuống dưới ngưỡng 1.000 tỷ USD, giảm mạnh từ mức đỉnh gần 3.000 tỷ USD hồi cuối năm ngoái.

Theo dữ liệu của CoinMarketCap, giá Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới - đã mất mốc 19.000 USD/đồng, lao dốc 72,58% so với ngưỡng kỷ lục 68.789 USD/thùng được thiết lập hồi tháng 11 năm ngoái, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 6.

Gần 2.000 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa - Ảnh 1.


Tổng giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường tiền mã hóa cũng rơi xuống dưới ngưỡng 1.000 tỷ USD, bốc hơi gần 2.000 tỷ USD so với mức đỉnh hồi cuối năm ngoái. Đà bán tháo đang lan rộng sang những đồng tiền mã hóa khác.


Gần 2.000 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa - Ảnh 2.

Gần 2.000 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa kể từ cuối năm ngoái đến nay. Ảnh: CoinMarketCap.

Thị trường điêu đứng

Giá Bitcoin mất mốc 19.000 USD khi các thị trường chứng khoán trên toàn cầu đi xuống và đồng USD tiếp tục mạnh lên.

Trong khi đó, giá Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ 2 thế giới - lao dốc hơn 7% so với 24 giờ trước đó xuống 1.543 USD/đồng. Trong những tháng qua, mức tăng trưởng của đồng Ether đã vượt xa Bitcoin.

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát. Kể từ đầu năm đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã nâng lãi suất tổng cộng 2,25 điểm phần trăm. Giới đầu tư dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất trong thời gian tới.

Việc FED thắt chặt chính sách đã thúc đẩy đà tăng của đồng USD, vốn đè nặng lên các tài sản rủi ro. Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng mạnh.


Gần 2.000 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa - Ảnh 3.

Bitcoin được giao dịch dưới ngưỡng 19.000 USD/đồng trong vòng 24 giờ qua. Ảnh: CoinMarketCap.

Giá Bitcoin biến động cùng chiều với cổ phiếu. Do đó, đà bán tháo trên các thị trường trên toàn cầu đã lan sang lĩnh vực tiền mã hóa.

"Giá Bitcoin lao dốc khi Chủ tịch FED Powell dường như không hề nao núng trong việc thắt chặt chính sách để đối phó với lạm phát", ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở ở Mỹ, trả lời Zing.

"Niềm tin của nhà đầu tư đã suy yếu khi FED quyết liệt kìm hãm lạm phát, ngay cả khi phải trả giá bằng một cuộc suy thoái kinh tế", ông nói thêm.

Lãi suất tăng cao sẽ khiến chi phí vay và chi phí cơ hội của các khoản đầu tư rủi ro tăng lên. Trong khi đó, triển vọng kinh tế xấu đi cũng tác động tới niềm tin và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Chờ đồng USD giảm giá

"Môi trường vĩ mô vẫn bất ổn, trong khi đồng USD vẫn duy trì ở mức cao. Điều này ảnh hưởng đến mọi tài sản rủi ro", ông Vijay Ayyar, Phó chủ tịch phát triển doanh nghiệp và quốc tế tại sàn giao dịch tiền mã hóa Luno - nói với CNBC.

"Chỉ khi sức mạnh của đồng USD giảm đi, các tài sản rủi ro như Bitcoin mới có thể tăng trở lại", vị chuyên gia nói thêm.

Ngoài môi trường vĩ mô bất lợi với các tài sản rủi ro, thị trường tiền mã hóa cũng lao đao khi những dự án sụp đổ và các công ty phá sản giáng đòn lên toàn bộ ngành công nghiệp.

Chỉ khi sức mạnh của đồng USD giảm đi, các tài sản rủi ro như Bitcoin mới có thể tăng trở lại

Ông Vijay Ayyar tại sàn giao dịch tiền mã hóa Luno

Tuy nhiên, theo ông Mark Newton - chiến lược gia tại công ty nghiên cứu thị trường Fundstrat, việc giá Bitcoin rơi xuống dưới ngưỡng quan trọng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường trong ngắn hạn.

"Nhưng đó cũng là cơ hội bắt đáy bởi giá vẫn ở trong chu kỳ tăng, và được dự báo sẽ tăng cao vào tháng 11", ông nói thêm.

Bitcoin đã được giao dịch trong phạm vi 18.000-24.000 USD/đồng kể từ tháng 6. Ông Ayyar cho rằng nếu không rơi xuống dưới ngưỡng 17.500 USD/đồng, giá Bitcoin sẽ tiếp tục dao động trong phạm vi này.

Trong khi đó, Ether và các loại tiền mã hóa thay thế đã có mức tăng trưởng vượt Bitcoin. Sau khi lao dốc trong tháng 6 cùng giá Bitcoin, giá Ether có lúc vọt lên gần 2.000 USD/đồng vào giữa tháng 8.

Ether là tiền mã hóa chính thức trong mạng lưới Ethereum. Mạng lưới này đang lên kế hoạch cho một đợt nâng cấp lớn trong tháng 9, được kỳ vọng giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư mới và mang về lợi nhuận cao hơn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (24/4), VN-Index tăng 28,21 điểm (2,4%), lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.