Thứ tư, 24/04/2024

Giá phân bón cao, vụ lúa đông xuân năng suất cao nhưng lợi nhuận thấp

08/03/2022 6:30 PM (GMT+7)

Nông dân nhiều nơi đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2021-2022 với niềm vui năng suất đạt cao. Thế nhưng, lợi nhuận lại thấp do chi phí sản xuất tăng. Chủ yếu là do giá phân bón tăng cao.

Giá phân bón tăng cao

Hiện nay, nông dân toàn tỉnh Tiền Giang đã thu hoạch được khoảng 35.000ha, trên tổng diện tích gieo sạ gần 49.200ha. Năng suất bình quân ước đạt 75,7 tạ/ha; cao hơn 0,6 tạ/ha so với vụ lúa Đông Xuân năm trước.

Tuy nhiên Sở NNPTNT Tiền Giang cho biết, lợi nhuận vụ lúa Đông Xuân năm nay thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 10 triệu đồng/ha.

Nguyên nhân chủ yếu do giá vật tư nông nghiệp, nguyên liệu và công lao động tăng cao.

Giá thành sản xuất tăng lên gần 3.400 đồng/kg. Trong khi giá bán lúa hàng hóa lại ở mức 6.600 đồng/kg, thấp hơn vụ mùa năm trước gần 1.500 đồng/kg.

Giá phân bón và các loại vật tư đầu vào tăng cao làm tăng chi phí sản xuất. Ảnh: Trần Khánh

Giá phân bón và các loại vật tư đầu vào tăng cao làm tăng chi phí sản xuất. Ảnh: Trần Khánh

Tại vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An, nông dân cũng đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa Đông Xuân, và chuẩn bị cho vụ Hè Thu.

Bà Trần Ngọc Ánh  ở xã Vĩnh Lợi (huyện Tân Hưng) cho biết, chi phí sản xuất đã tăng lên 3 triệu đồng/sào lúa (1.000m2). Chi phí sản xuất năm nay cao hơn 1 triệu đồng/sào so với năm trước.

Giá lúa lại thấp hơn từ 1.000-1.500 đồng/kg so cùng kỳ. Nông dân trồng lúa chỉ có lời rất ít. Hộ nào thuê đất trồng lúa có khi lỗ vốn.   

Vừa qua, bà Ánh thu hoạch 3,5ha lúa OM18 với năng suất khoảng 8 tấn/ha với giá 5.300 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, bà chỉ còn lãi hơn 7 triệu đồng/ha.

Bà Nguyễn Kim Phụng trồng lúa xã Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) kể, giá phân bón tăng cao quá. Nếu mọi năm giá phân bón khoảng 590.000 đồng/bao thì năm nay lên 800.000 đồng.

"Ai có trả tiền mặt thì trả cho đại lý 800.000 đồng. Ai không có thì đến cuối vụ trả 820.000 đồng", bà Phụng nói.

Theo một số đại lý phân bón ở huyện Cẩm Mỹ, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nguồn cung phân bón trên thị trường. Hiện giá phân bón một số loại tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, phân urê có giá dao động từ 1,7-1,9 triệu đồng/tạ; phân đạm SA có giá từ 1,2-1,3 triệu đồng/tạ, phân NPK tổng hợp dao động từ 1-1,2 triệu đồng/tạ.

Thu hoạch lúa Đông Xuân ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Thu hoạch lúa Đông Xuân ở huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Ảnh: Trần Khánh

Giá phân bón tăng không chỉ khiến nông dân chóng mặt, mà chính đại lý phân bón cũng lo lắng.

Ông Nguyễn Duy Sáu, chủ đại lý phân bón ở xã Sông Ray giải thích, phân bón chủ yếu cung cấp cho người dân sản xuất. Đại lý bán nợ cho nông dân từ đầu mùa, đến cuối mùa mới thu vốn về.

Nếu giá phân bón tăng cao, lợi nhuận bị giảm thấp. Nông dân chậm chi trả thì dòng vốn bị tồn đọng, gây khó khăn ngược lại cho hoạt động kinh doanh.

"Chúng tôi không dám nhập phân bón về nhiều, chỉ bán tới đâu nhập tới đó", ông Sáu nói.

Cũng theo ông Sáu, riêng với cây lúa, nông dân đang bước vào giai đoạn thu hoạch nên sức tiêu thụ các loại phân bón giảm. Khi nông dân gieo sạ lúa vụ Hè Thu 2022, sức tiêu thụ phân bón mới cải thiện.

Tuy nhiên, khả năng tiêu thụ phân bón sẽ không cao bằng những năm trước. Nguyên nhân do nhiều nông dân đang chủ động giảm bón phân cho lúa.

Ông Sáu kể, đã có nhiều mô hình giảm phân bón nhưng vẫn giữ nguyên năng suất. Chi phí sản xuất cũng giảm xuống. Vì khi giảm phân, nhất là phân đạm, cây lúa ít sâu bệnh nên chi phí thuốc bảo vệ thực vật giảm theo.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải hoãn đợt đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 22/4 do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu. Dự kiến sẽ tổ chức lại vào ngày mai.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

10 giờ sáng nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành đấu thầu vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (TP Hà Nội). Đây là phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Thị trường vàng trong nước trong trạng thái ổn định hiếm thấy hôm nay 21/4. Các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm nhưng không đáng kể.