Mô hình dân vận khéo “vận động thành lập tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh toàn đực” là giải pháp hữu hiệu, giúp người dân xã xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Câu Ngang (tỉnh Trà Vinh) phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nếu như mỗi năm, tại vùng chuyển đổi lúa-tôm ở huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cứ 1ha lúa - tôm càng xanh kết hợp, nông dân có thể thu từ 200 - 300kg tôm, thì vụ tôm năm nay đã giảm xuống chỉ còn 120 - 150kg/ha
Tại tỉnh Phú Thọ, mô hình nuôi tôm càng xanh đã giúp nhiều hộ dân ở các huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba…vươn lên làm giàu, thậm chí có hộ thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Cứ tưởng con tôm càng xanh chỉ nuôi được ở miền Nam, ai ngờ nuôi thành công ở Phú Thọ.
Bà Nguyễn Thị Mận, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) cho biết: “Đến thời điểm này đã có nhiều hộ thu hoạch tôm càng xanh nuôi, mỗi hộ lời 40-50 triệu đồng. Cá biệt có hộ thu hoạch trên 1 tấn tôm lời hơn 100 triệu đồng...".
Cà Ty – dòng sông hiền hoà chảy ngang giữa lòng TP Phan Thiết (Bình Thuận) từ lâu được xem là biểu tượng thân quen của người Phan Thiết qua nhiều thế hệ. Bên cạnh hình ảnh ghe thuyền tấp nập ra vào cửa sông, dòng Cà Ty còn là địa điểm để các ngư dân thoả đam mê với nghề câu tôm càng xanh khá độc đáo.
Những năm trước, nông dân vùng sản xuất tôm - lúa của tỉnh Bạc Liêu thường phải chịu cảnh "trúng mùa, rớt giá”, hoặc “được giá, mất mùa". Nhưng năm nay, niềm vui như nhân đôi khi người nông dân vừa trúng mùa vừa được giá.
Tôm càng xanh ở xã miền núi Trà Cổ (Tân Phú, Đồng Nai) được gọi là “tôm leo núi”. Từ lâu loại tôm leo núi này được thị trường rất ưa chuộng bởi chất lượng thịt thơm ngon, dai chắc khác biệt.
Nông dân nuôi tôm càng xanh ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang đang tất bật vào vụ thu hoạch. Dù giá tôm càng xanh có giảm nhẹ so với năm rồi, nhưng nông dân vẫn phấn khởi vì có tiền sắm Tết.