Giảm nghèo
-
Một trong những hướng đi để giảm nghèo bền vững chính là phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Thấu hiểu điều này, nhiều năm qua tỉnh Thanh Hóa đã rất chú trọng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để giảm nghèo.
-
Xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo là chủ trương gắn với việc thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thị trấn Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu đã rà soát, lên phương án, huy động nguồn lực làm nhà kiên cố, giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống…
-
Với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 80,3%, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp bà con xóa đói, giảm nghèo.
-
Với vai trò và vị trí trung tâm, các Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh thành đóng vai trò là đơn vị đứng ra kết nối hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người nghèo. Đây là một trong những nội dung trong tiểu dự án "hỗ trợ việc làm bền vững" trong Chương trình giảm nghèo bền vững quốc gia.
-
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Nam Định đã vận động nông dân phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững.
-
Là tỉnh miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao nên những năm qua, Tuyên Quang luôn chú trọng tới các giải pháp phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
-
"Ban đầu, vận động người dân xóa nhà tạm thì ai cũng e ngại không dám làm. Qua thời gian thuyết phục, bà con Raglai đã đồng thuận; chính vì đó mà những căn nhà khang trang đã được xây dựng" - đó là chia sẻ của già làng Cao Lê Dân, thôn Tà Gụ, xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa
-
Theo báo cáo giám sát, thời gian qua, Bộ LĐTBXH đã có nhiều giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, chuyển đổi tư duy từ giảm nghèo đơn chiều sang đa chiều, giảm nghèo bao trùm, bền vững.
-
Không chỉ tận dụng các nguồn lực của địa phương, tham gia phát triển mô hình sản xuất kinh tế, Quảng Bình còn phát huy vai trò "gương mẫu đi đầu" của những người đứng đầu địa phương. Tất cả những hoạt động này góp phần mang lại hiệu quả tích cực cho công tác giảm nghèo.
-
Đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng tập trung, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu có quy mô gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp tình hình thực tế, hướng đến giảm nghèo cho người dân.