Thứ bảy, 20/04/2024

Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo: Thông tin gây nhiều lo lắng

26/12/2022 7:00 PM (GMT+7)

Nhiều ý kiến của các tổ chức, cá nhân về giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo NHNN. Nhiều tổ chức kiến nghị NHNN nên nâng mức giá trị giao dịch phải báo cáo lên cao hơn mức cũ.

Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo: Thông tin gây nhiều lo lắng
 - Ảnh 1.


Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo NHNN, theo quy định tại khoản 2 điều 25 Luật Phòng chống rửa tiền.

Cụ thể, mức giá trị giao dịch phải báo cáo NHNN là 300 triệu đồng khi một khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt một hoặc nhiều lần trong một ngày.

Dự thảo này đã nhận được ý kiến của nhiều tổ chức, cá nhân. Theo đó, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Thanh toán đồng ý với dự thảo.

Tuy nhiên, một số tổ chức cũng có thêm những ý kiến góp ý cho dự thảo này.

Về mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, Bộ Quốc phòng đề nghị nâng định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo vì định mức 300 triệu đã được áp dụng từ năm 2013. Đến nay, giá trị tiền Việt Nam cũng như giá cả thị trường, số lượng giao dịch đã tăng rất nhiều lần.

Đồng quan điểm, Bộ Công an đề nghị NHNN nghiên cứu đưa ra mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay vì 10 năm qua đã có sự phát triển kinh tế, xã hội rất lớn.

Tương tự, Bộ Tư pháp cho rằng Quyết định số 20/2013/QĐ - TTg đã được ban hành cách đây gần 10 năm. Đến nay, tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng đã có nhiều biến đổi, Lực lượng Đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) khuyến nghị ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo là 15.000 USD (tương đương 375.000.000 đồng) và cũng không khuyến nghị cụ thể đây là mức giá trị giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt một hay nhiều lần trong một ngày của khách hàng.

Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc định lượng một mức giao dịch phải báo cáo sát hơn nữa so với mức khuyến nghị của FATF và nên là mức cho một lần giao dịch trong ngày. Đồng thời, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi, hiệu quả, dễ thực hiện của của quy định, đối với các giao dịch được thực hiện nhiều lần trong một ngày của khách hàng gần với mức giao dịch lớn phải báo cáo nên được quy định thuộc nhóm giao dịch lớn bất thường, phức tạp mà đối tượng báo cáo phải thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống rửa tiền.

Trong khi đó, Ngân hàng An Bình nêu ý kiến: Dự thảo đặt ra mức giá trị của giao dịch lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng là chưa phù hợp với thực tế phát triển và hoạt động giao dịch thanh toán hiện nay. Thực tế việc đặt ra một ngưỡng giá trị giao dịch để thực hiện báo cáo liên quan đến công tác phòng chống rửa tiền là hoàn toàn phù hợp. Nhưng với mức giá trị là 300 triệu đồng thì so với hiện trạng sự phát triển kinh tế hiện nay, mức này chưa hoàn toàn phù hợp.

Ngân hàng An Bình đề xuất 2 phương án. Một là nâng cao hơn nữa mức giá trị giao dịch phải báo cáo để phản ánh đúng bản

chất cũng như tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Hai là không quy định nội dung này. Đối tượng báo cáo sẽ thực hiện báo cáo đối với những giao dịch có yếu tố đáng ngờ khi thực hiện đánh giá, nhận biết khách hàng và giao dịch.

Còn Ngân hàng DBS TP.HCM kiến nghị mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300 triệu đồng đối với khách hàng cá nhân và 500 triệu đồng đối với khách hàng tổ chức.

Ngân hàng TMCP Xăng dầu cũng kiến nghị mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 375 triệu đồng.

Trong khi Ngân hàng Taipei Fubon đề nghị xem xét quy định mức giá trị giao dịch khác nhau tùy theo loại hình khách hàng (cá nhân, tổ chức) và quy mô khách hàng (khác hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ…).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.