Để giữ bình yên cho cánh rừng, những người lính lâm nghiệp thuộc Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn đóng ở huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), phải sống cảnh “ăn ngủ” ở vùng rừng giáp ranh với huyện Kbang và thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai).
Việt Nam sẽ được Ngân hàng Thế giới - World Bank (WB) thanh toán 51,5 triệu USD (tương đương hơn 1.200 tỉ đồng) cho dịch vụ thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) từ ngày hôm nay 22/10.
“Những năm qua, bản Cát Lình luôn làm tốt công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng. Đặc biệt, gần 10 năm trở lại đây, Cát Lình chưa xảy ra vụ cháy rừng nào. Ở đây, bà con người Mông giữ rừng rất tốt”- ông Giàng A Páo, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Muôn bảo vậy.
Thanh Hóa nằm trong vùng trọng điểm cháy rừng, nhưng với nhiều hoạt động đấu mối, gắn kết giữa lực lượng nòng cốt là kiểm lâm với các cấp ủy, chính quyền và chủ rừng nên đã hạn chế cháy rừng đến mức thấp nhất, thậm chí nhiều nơi không xảy ra cháy rừng.
Hằng năm, thôn Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, Quảng Trị đều bầu ra một ban bảo vệ rừng. Ban này làm việc theo hương ước của thôn đã đề ra từ nhiều năm trước đó. Cùng với công tác tuần tra bảo vệ, xử lý khi rừng bị xâm hại theo hương ước, ý thức về bảo vệ môi trường sống của người dân nơi đây cũng luôn được đặt lên hàng đầu.
Khu vực phía Bắc có nhiều tiểu vùng sinh thái, đồng thời là khu vực trọng điểm phát triển trồng rừng nguyên liệu. Tuy vậy, sản xuất lâm nghiệp trong khu vực còn nhỏ lẻ, công tác quản lý, bảo vệ rừng còn nhiều khó khăn.
Được hưởng lợi từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ý thức giữ rừng của người dân ở thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu) được nâng lên, góp phần tô thêm màu xanh cho những cánh rừng trên địa bàn.
Những năm gần đây, người dân xã Bum Tở (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) có thêm nguồn thu nhập ổn định từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Điều đó đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của người dân đối với công tác chăm sóc, bảo vệ rừng trên địa bàn xã.
Người Hà Nhì tại các xã: Sín Thầu, Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên từ lâu đã có truyền thống sinh sống dựa vào rừng và chung tay bảo vệ rừng. Ðối với họ, việc bảo vệ rừng không chỉ đơn thuần là để hưởng lợi ích từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà còn góp phần bảo vệ sự bình yên biên giới và bảo vệ cuộc sống của chính mình.