dd/mm/yyyy

Hàng trăm đại biểu sẽ quy tụ, lắng nghe, chia sẻ về đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”

Ngày 9/4, tại Kiên Giang diễn ra Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm thực hiện đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”.

2.500 nông dân, 39.400 lít sản phẩm

Đề án do Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân và Giáo dục nghề nghiệp (Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang) đã triển khai thực hiện đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" cho 5 huyện, tập huấn chuyển giao cho hơn 40 lớp với khoảng 2.500 nông dân tham dự, xây dựng mô hình điểm với 160ha cho 160 hộ nông dân. 

Hàng trăm đại biểu sẽ quy tụ, lắng nghe, chia sẻ về đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” - Ảnh 1.

Sản phẩm Bồ Đề - Mother Water.

Cụ thể, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã hỗ trợ 39.400 lít sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi Bồ Đề - Mother Water cho bà con nông dân trong vùng nuôi tôm quảng canh, vùng nuôi tôm - lúa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với tổng kinh phí trên 5 tỉ đồng.

Có thể nói, sau 3 tháng triển khai, tọa đàm lần này nhằm đánh giá ý nghĩa, hiệu quả và tính ưu việt của đề án.

Hàng trăm đại biểu sẽ quy tụ, lắng nghe, chia sẻ về đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” - Ảnh 2.

Cho chất lượng tôm thu hoạch rất đẹp.

Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề có kế hoạch tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm theo quy trình công nghệ sinh học Bồ Đề và định hướng của địa phương nhằm phát triển vùng nuôi tôm hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập, giá trị con tôm trên địa bàn.

Nhân văn và ý nghĩa

Dự kiến Tọa đàm sẽ quy tụ hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang, Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, Liên minh HTX tỉnh này, lãnh đạo huyện An Biên và đông bảo bà con nông dân là người nuôi tôm đang sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water.

Các đại biểu sẽ tham quan trực tiếp mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ sinh học Bồ Đề - Mother Water thí điểm thực hiện đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" nuôi tôm tại huyện An Biên.

Hàng trăm đại biểu sẽ quy tụ, lắng nghe, chia sẻ về đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Hằng - CEO Tập đoàn Bồ Đề và người nuôi tôm.

Lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang chia sẻ, sản xuất theo mô hình tôm - lúa mang lại nguồn thu nhập chính cho bà con nông dân Kiên Giang. Thế nhưng, thời gian qua, nhiều bà con nông dân gặp khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái do lạm dụng hóa chất, dịch bệnh, tiêu thụ đầu ra.v.v.. Do vậy đề án của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cực kỳ ý nghĩa.

Chia sẻ với phóng viên trước thềm sự kiện, bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề nói: "Việc giúp cho người nông dân nhận thức được vai trò của mình trong thời kỳ hội nhập và tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là điều rất quan trọng. Người nông dân trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN một khi hiểu rõ bản chất của nền kinh tế thị trường là quan hệ hàng hóa và thương hiệu. Nhiệm vụ của người nông dân chính là sản xuất ra hàng hóa cung ứng cho thị trường chứ không đơn thuần chỉ là sản xuất ra nông sản và không quan tâm tới nhu cầu thị trường như ngày trước nữa. Do vậy, có thể nói, mỗi nông dân chính là "công nhân" trên từng khoảnh ruộng hay cắt nghĩa rõ hơn là "người nông dân chuyên nghiệp". Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề hạnh phúc vì góp phần hiện thực điều ấy qua đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân"…

Ngọc Thọ