Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu
về viên kim cương có cái tên mỹ miều Hope (Hy vọng)
nặng
45,52 carat (9,104
g) trị giá 200-250 triệu USD này nhưng vẫn còn rất nhiều bí ẩn xung
quanh, nhất là những truyền thuyết về lời nguyền chết chóc của viên kim cương
vẫn chưa được giải mã.
Năm 1653, một thương gia người Pháp Jean Baptiste Tavernier lấy được một viên kim cương 115 carat kim cương màu xanh, sâu thẳm, huyền bí vô cùng hiếm có từ Ấn Độ. Theo truyền thuyết, viên kim cương đó được Jean lấy từ mắt đá của một tượng thần nên đã mắc tội “phạm thánh”.
Viên kim cương Hope.
Vì lẽ đó mà người ta tin rằng, viên kim cương sẽ đem lại những thảm họa
cho người sở hữu. Tuy nhiên, viên kim cương trên đường về Pháp đã bị lọt
vào tay Vương quốc Golconda, Ấn Độ. Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên,
sau đó các thương gia tại đây lại bán viên kim cương màu xanh này cho
vua Pháp Louis XIV.
Vào khoảng năm 1669-1672 năm, người ta tin rằng vua Pháp đã ra lệnh thợ kim hoàn Pháp là
Jean Pittan giũa lại viên kim cương Hope và tạo ra viên kim cương mới có tên là
“Viên kim cương xanh của nhà vua nước Pháp”. Viên kim cương được truyền qua đời
vua Louis XV đến Louis XVI và vợ ông là hoàng hậu Marie Antoinette. Đến lúc này
lời nguyền chết chóc của viên kim cương đã ứng truyền.
Cả hai vợ chồng vua
Louis XVI đều nhiều lần tháo chạy khỏi hoàng cung trong những cơn bạo loạn
chính trị và cuối cùng bị xử trảm trước dân chúng trong cuộc Cách mạng Pháp
cuối thế kỉ 18. Công chúa Marie Louise xứ Savoy, bạn thân của hoàng hậu – nhiều lần
được cho mượn viên kim cương làm trang sức, cũng không tránh khỏi họa chặt
đầu.
Tới năm 1792, trong khi diễn ra
cuộc Cách mạng Pháp, viên kim cương đã bị đánh cắp và lọt tới nước
Anh vào năm 1812. Tới năm 1839 nó tới tay người đam mê đồ trang sức Henry Philip Hope người Anh. Tuy
nhiên cả gia tộc Philip Hope sau khi sở hữu viên đá quý này đã chuốc lấy kết
cục thê thảm là khuynh gia bại sản.
Sau đó, không rõ như thế nào mà viên kim cương trở lại
thuộc sở hữu của hoàng tử Ivan Kanitovsky Nga. Ông đã tặng món trang sức quý
giá cho người tình của mình, một diễn viên ballet Lorens Ladue xứ Folies
Bergières. Đêm đầu tiên đeo viên kim cương, nàng đã bị người tình bắn chết. Hai
ngày sau, chính ông hoàng
này cũng bị đâm chết tại dinh thự của mình.
Bản sao viên kim cương Hope bằng chì thế kỷ XVII (hình bên phải)
Sau nhiều lần thay đổi chủ, viên kim cương Hope đã trở thành tài sản của thợ kim hoàn Pierre Cartier, sau đó đến tay
Harry Winston (người Mỹ) và cuối cùng nó được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở Washington, Mỹ vào năm 1958.
Mới đây, trang web
của bảo tàng Smithsonian công bố các giáo sư Francois
Farge (Bảo tàng Khoáng vật học Paris)
và Jeffrey Post (phụ trách
sưu tập khoáng vật của Bảo tàng Smithsonian), sau nhiều năm nghiên cứu đã tiết
lộ những bí mật bất ngờ của Hope.
Đón xem trên Dân Việt Kỳ 2: Phát hiện gây sốc về viên kim cương mang lời nguyền chết chóc
Văn Biên (theo Pravda.ru) (Văn Biên (theo Pravda.ru))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.