Thứ bảy, 20/04/2024

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ

22/02/2023 10:56 AM (GMT+7)

Vướng mắc của những dự án này chủ yếu xoay quanh thủ tục tính tiền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng hoặc cấp thông báo đủ điều kiện để bán nhà ở hình thành trong tương lai...

Vướng mắc của những dự án này chủ yếu xoay quanh thủ tục tính tiền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng hoặc cấp thông báo đủ điều kiện để bán nhà ở hình thành trong tương lai...

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 1.

Trong số 7 dự án được TP.HCM ưu tiên tháo gỡ, The Water Bay (phường Bình Khánh, TP Thủ Đức) của Novaland được cho là khó xử lý nhất, cần xin ý kiến từ Chính phủ. Dự án trải dài trên tổng diện tích 30,2 ha này đã "đứng hình" từ năm 2017 do sai phạm trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất và tính tiền sử dụng đất.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 2.

Đến nay, dự án đã hiện hữu 3 block nhà, hạng mục hạ tầng và cảnh quan nội khu cùng phần móng của các block còn lại. Novaland cho biết đã đầu tư 6.000 tỷ đồng vào đây, hiện dự án cũng đã đủ điều kiện bán hàng nên doanh nghiệp mong được tiếp tục phát triển dự án.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 3.

Novaland đề xuất 2 phương án giải quyết. Một là doanh nghiệp tiếp tục triển khai phần dự án đã hoàn thành thi công và bàn giao lại phần dự án chưa thi công cùng các hạng mục thương mại dịch vụ để cơ quan ban ngành đấu giá. Hai là Novaland tiếp tục thực hiện toàn bộ dự án với chức năng nhà ở tái định cư theo các hồ sơ pháp lý đã được phê duyệt. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng nếu dự án này được tháo gỡ, đây sẽ là tiền đề để xử lý nhiều dự án khác.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 4.

Một dự án khác của Novaland cũng được xem xét xử lý dứt điểm đợt này là The Grand Manhattan (phường Cô Giang, quận 1). Dự án đã thi công đến tầng 28 nhưng gặp vướng mắc ở khâu cấp giấy chứng nhận đầu tư và được hưởng ưu đãi miễn tiền sử dụng đất đối với toàn bộ diện tích đất được giao. Đây là dự án cải tạo chung cư cũ nên chủ đầu tư phải bồi thường thêm phần diện tích sử dụng chung. Ảnh: Chí Hùng.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 5.

Trong khi đó, dự án chung cư Cửu Long (quận 4) dù đã cất nóc vẫn đang được cơ quan chức năng rà soát lại để xác định vướng mắc (nếu có) liên quan đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp trước đây.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 6.

Dự án được UBND TP ban hành quyết định chấp thuận đầu tư từ năm 2017 với quy mô 870 căn hộ trên tổng diện tích 14.000 m2, trong đó 261 căn phục vụ nhu cầu tái định cư cho người dân trên địa bàn quận 4. Chủ đầu tư ban đầu là Công ty CP Đầu tư sản xuất kinh doanh Sài Gòn Cửu Long.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 7.

Tháng 8/2017, Sài Gòn Cửu Long thông qua việc chuyển nhượng dự án cho Công ty CP Đầu tư kinh doanh bất động sản Việt Hưng Phú với giá 900 tỷ đồng. Sau này, CapitaLand mua lại 100% cổ phần của Việt Hưng Phú và phát triển thành dự án chung cư cao cấp có tên thương mại De La Sol.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 8.

Cũng đã được thi công rầm rộ nhưng đến nay, dự án The Metropole Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) vẫn đang chịu vướng mắc ở khâu cấp chứng nhận đủ điều kiện bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 9.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án được UBND TP.HCM chỉ định nhà đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tính và thu tiền sử dụng đất. Trong đó, tiền sử dụng đất tại một số lô được xác định với đơn giá 26 triệu đồng/m2 (bằng chi phí đầu tư bình quân) là không đúng quy định.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 10.

Còn tại phường Phước Long B, TP Thủ Đức, dự án Khu nhà ở Thiên Lý do Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ An Thiên Lý làm chủ đầu tư cũng chưa thể triển khai sau gần 15 năm được giao đất. Dự án 17,4 ha này đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2016, có 4,2 ha thuộc dự án được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/500.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 11.

Trong khi đó, dự án Celadon City (quận Tân Phú) do Gamuda Land mua lại đang gặp ách tắc ở phần đóng thuế. Điều này khiến chủ đầu tư bị liệt vào danh sách nợ thuế hơn 541 tỷ đồng gồm cả tiền gốc và lãi, còn nhiều cư dân tại một số block căn hộ đã bàn giao nhiều năm nay vẫn chưa được cấp sổ hồng. Ảnh: Nguyễn Thanh Tùng.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 12.

Theo Gamuda Land, khi mua lại cổ phần, chủ đầu tư cũ cho biết miễn thuế và họ chỉ thanh toán phần được công nhận. Nhưng sau đó, TP yêu cầu chủ đầu tư mới đóng hơn 400 tỷ đồng tiền thuế do doanh nghiệp không trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư mà chỉ mua lại cổ phần nên không được khấu trừ chi phí bồi thường, tái định cư vào tiền sử dụng đất, thuê đất dự án...

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 13.

Sau khi Gamuda gửi đơn thư, đoàn công tác của Chính phủ đã kiểm tra và kiến nghị Thủ tướng không truy thu 514 tỷ đồng, Chính phủ giao lại cho Bộ TNMT phối hợp với Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn UBND TP.HCM. Sau đó, UBND TP đã yêu cầu Sở TNMT nghiên cứu đề xuất trong tháng 1/2022, nhưng đến nay Sở chưa có báo cáo nào. Một phần diện tích dự án hiện vẫn là bãi đất trống bỏ hoang.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 14.

Một dự án đáng chú ý khác là khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp đường Bến Nghé, quận 7 (Shizen Home) của Gotec. Trong cả 3 lần nộp hồ sơ đề nghị cấp thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, Gotec đều bị Sở Xây dựng TP.HCM trả hồ sơ với lý do rà soát việc chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, dù doanh nghiệp và đối tác đã thống nhất ngừng chuyển nhượng.

Hiện trạng 7 dự án được UBND TP.HCM ưu tiên tháo gỡ - Ảnh 15.

Đến nay, dự án đã hoàn thiện phần móng, đóng nắp hầm và đang xây lên các tầng tiếp theo nhưng vẫn chưa thể mở bán. Doanh nghiệp ước tính các khoản thiệt hại về doanh thu và chi phí tính đến cuối năm 2022 lên đến 1.052 tỷ đồng. Hiện cả 6 chủ đầu tư của 7 dự án tham dự cuộc họp chiều 20/2 vẫn đang chờ kết luận chính thức từ UBND TP.HCM để có phương án xử lý dứt điểm trong thời gian tới.

Theo Zing



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.

Google, Tesla sa thải hàng loạt nhân viên

Google, Tesla sa thải hàng loạt nhân viên

Google đang tiếp tục sa thải số lượng lớn nhân viên nhằm cắt giảm chi phí. Hãng xe điện Tesla của Elon Musk cũng phải cắt giảm nhân sự toàn cầu vì triển vọng tăng trưởng sụt giảm.

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Giá thuê đất công nghiệp được trong ba năm tới được dự báo tăng liên tục ở cả phía Nam và phía Bắc nhờ triển vọng tốt trong phân khúc này vì Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Phát hiện chất cấm Sibutramin trong Detox Táo hỗ trợ giảm cân

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Bánh xèo khổng lồ tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ

Tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2024 đã diễn ra hoạt động đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có đường kính kỷ lục 3m. Chiếc bánh do 15 nghệ nhân tham gia thực hiện, theo công thức truyền thống.