Hỗ trợ trẻ em khiếm thính vượt qua khó khăn để hòa nhập xã hội

Minh Tiến Thứ ba, ngày 12/11/2024 02:42 AM (GMT+7)
Định hướng nghề nghiệp cho trẻ em khiếm thính không chỉ giúp các em hòa nhập xã hội mà còn mở ra cơ hội xây dựng cuộc sống độc lập, tự chủ.
Bình luận 0

Khó khăn của trẻ em khiếm thính

Rào cản giao tiếp là khó khăn đầu tiên khi nhắc tới trẻ em khiếm thính. Trẻ bị khiếm thính không thể nghe hoặc chỉ nghe được một phần âm thanh, khiến các em gặp khó khăn trong việc học nói, phát âm rõ ràng hoặc hiểu được những gì người khác nói. 

Việc dùng ngôn ngữ kỹ hiệu chưa được phổ cập rộng rãi ở nhiều trường học và cộng đồng. Điều này khiến trẻ em khiếm thính khó giao tiếp với bạn bè và giáo viên không biết ký hiệu.

Trong khi đó nhiiều gia đình ở Việt Nam không đủ khả năng chi trả cho các thiệt bị hỗ trợ thính giác như máy trợ thính hoặc cấy ghép ốc tai điện tử.

Chính vì thế, trẻ em khiếm thính thường cảm thấy bị bỏ lại phía sau vì không theo kịp bài giảng hoặc không được tương tác đủ với thầy cô, bạn bè. Ở nhiều tỉnh, thành phố nhỏ, các trường chuyên dành cho trẻ khiếm thính rất ít, buộc các em phải di chuyển xa hoặc từ bỏ việc học.

Từ những hạn chế đó khiến trẻ em khiếm thính dễ cảm thấy bị cô lập khi không thể giao tiếp như những người khác. Điều này dẫn đến tâm lý tự ti, lo lắng, hoặc thậm chí trầm cảm.

Trẻ em khiếm thính, vượt qua khó khăn để hòa nhập - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Bảo Yến, khoa Giáo dục đặc biệt - Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An, ân cần hướng dẫn các em học sinh bị khiếm thính trong tiết học văn hóa. Ảnh: Minh Tiến.

Chuẩn bị tốt từ sớm là cơ hội cho trẻ khiếm thính được phát triển bình thường.

Giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về ngôn ngữ và nhận thức ở trẻ em là khoảng thời gian từ 0-6 tuổi. Trẻ khiếm thính nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ có cơ hội phát triển khả năng giao tiếp tương đương trẻ bình thường.

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu như không phản ứng với âm thanh hoặc chậm nói để đưa trẻ đi kiểm tra thính lực. Việc can thiệp sớm bằng các liệu pháp ngôn ngữ, sử dụng thiết bị trợ thính, hoặc cấy ghép ốc tai điện tử sẽ giúp cải thiện khả năng nghe-nói.

Trước khi bước vào tiểu học, trẻ cần được trang bị kỹ năng giao tiếp cơ bản (ngôn ngữ ký hiệu hoặc nghe-nói) để theo kịp chương trình học. 

Việc chuẩn bị tâm lý, kỹ năng xã hội giúp trẻ tự tin khi bắt đầu học tập trong môi trường chính quy.

Trẻ em khiếm thính, vượt qua khó khăn để hòa nhập - Ảnh 2.

Thầy Nguyễn Đức Hạnh (SN 1992), cán bộ khoa Giáo dục đặc biệt, trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An. Ảnh: Minh Tiến.

Thầy Nguyễn Đức Hạnh chia sẻ, trong quá trình giảng dạy, có nhiều từ ngữ được thể hiện qua cùng một ký hiệu nên đôi lúc sẽ gây khó hiểu cho học sinh, vì vậy việc dạy nghề cho trẻ đòi hỏi chúng tôi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo trong quá trình giao tiếp. 

"Bên cạnh đó, các em còn khá nhỏ tuổi, trong đó có một số em khuyết tật về trí tuệ nên sẽ hay quên công thức dẫn đến sản phẩm bị lỗi, không đúng với yêu cầu. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn kiên trì hướng dẫn nhiều lần giúp học sinh ghi nhớ, đồng thời tạo không khí buổi học vui vẻ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn", thầy Hạnh nói.

Dạy học sớm không chỉ là trách nhiệm của gia đình mà cần sự tham gia của toàn xã hội. Các bậc cha mẹ, giáo viên, và cộng đồng cần hợp tác để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em khiếm thính phát triển toàn diện, giúp các em tự tin bước vào cuộc sống.

Trẻ em khiếm thính có thể đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với sự định hướng đúng đắn và sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và xã hội, các em hoàn toàn có thể vươn lên khẳng định mình. Hãy cùng nhau chung tay tạo dựng một môi trường công bằng, nơi mọi trẻ em, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, đều có cơ hội phát triển và tỏa sáng.

Định hướng nghề nghiệp cho trẻ khiếm thính

Chúng ta cần xây dựng các trường học hoặc trung tâm đào tạo nghề cho trẻ em khiếm thính với chương trình giảng dạy phù hợp. Tích hợp công nghệ vào giảng dạy, như ứng dụng phần mềm học ngôn ngữ ký hiệu vào trong bài giảng.

Khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng người khiếm thính thông qua chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính. Tổ chức các hội chợ việc làm dành riêng cho người khuyết tật, tạo điều kiện để trẻ tiếp cận cơ hội nghề nghiệp nhiều hơn.

Thực hiện các chiến dịch truyền thông để xóa bỏ định kiến về khả năng của trẻ em khiếm thính. Vận động cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ tham gia đồng hành hỗ trợ.

Trẻ em khiếm thính, vượt qua khó khăn để hòa nhập - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Ngọc Tân, bác sĩ chuyên khoa 1, quyền Giám đốc Trung Tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An. Ảnh: NVCC.

Ông Nguyễn Ngọc Tân, quyền Giám đốc Trung Tâm PHCN người khuyết tật Thụy An cho hay, bên cạnh dạy học văn hóa cho trẻ khiếm thính, trung tâm cũng tổ chức hướng nghiệp, dạy các nghề như: May, đan, làm đồ handmade, hoa, làm hương thơm, tranh đá quý, tranh bút lửa và dệt Saori… Sản phẩm của các em làm ra được thị trường chấp nhận, tiêu thụ tốt, là cơ hội để các em có thể tự lập cuộc sống khi hòa nhập cộng đồng.

"Đây cũng là một hình thức lao động trị liệu, giúp người khuyết tật tự tin hơn vào bản thân, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, nếu được định hướng và học tập tốt có thể lành nghề, tự nuôi sống được bản thân", ông Tân nói.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem