Hòa Bình: Phân bón Văn Điển tăng năng suất, cải tạo đất

Chu Công Tiện - nguyên PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Thứ hai, ngày 17/11/2014 10:31 AM (GMT+7)
Đất đai ở Hoà Bình chủ yếu là đất chua, đất đồi dốc nên nơi đây đại đa số nông dân đã lựa chọn phân lân Văn Điển và phân NPK Văn Điển để bón cho các loại cây trồng rất hiệu quả. 
Bình luận 0

Phân lân Văn Điển là loại phân chậm tan nhằm hạn chế sự mất phân bón mà đất đồi dốc do những trận mưa làm rửa trôi lượng phân bón rất lớn, phân có canxi (vôi) có tác dụng khử chua, ngoài ra còn bổ sung các chất trung và vi lượng mà đất đang thiếu hụt. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển vì có thành phần dinh dưỡng chính là lân nên cũng có tác dụng như vậy. Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân lân ngoài chất dinh dưỡng chính là lân còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như: Vôi, manhe, silic, đồng, bo, mangan, sắt, kẽm, molipden, coban,… Phân lân nung chảy có tính kiềm (pH: 8 – 8.5) không độc hại, không tan trong nước mà tan trong dung dịch chua của rễ cây, nên khi bón xuống đất không bị rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết thì phân vẫn còn giữ lại trong đất cho vụ sau.

img

 

Bón phân lân nung chảy Văn Điển có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tơi xốp, không làm cho đất chai cứng, chua như các loại phân hoá học khác. Bà Nguyễn Thị Lượng – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hoà Bình chia sẻ: “Lân Văn Điển không tan trong nước, các loại phân khác tan trong nước nên sau 48 giờ nếu cây không hút hết sẽ bị đất cố định. Với ưu điểm như vậy nên lân Văn Điển rất phù hợp với đất đồi, dốc của tỉnh Hoà Bình. Đã từ vài chục năm nay lân Văn Điển và nay là phân NPK Văn Điển là loại phân bón ưa chuộng của nông dân và có đóng góp rất lớn trong thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản và cải tạo đất”. Ông Bùi Văn Nhỏ - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Lạc cũng đánh giá cao về vai trò của phân bón Văn Điển: “Phân Văn Điển bón cho sắn cây mập, đanh cây, gốc dày mắt, lá xanh dày, nhiều củ, củ mập, mỏng vỏ. Mía được bón NPK Văn Điển lá màu xanh sáng ngọn nở, thân màu tím sẫm, tăng vị ngọt, thơm. Phân NPK Văn Điển bón cho lúa cây cứng, lá dày, bộ lá khoẻ, vàng lá gừng đến khi thu hoạch nên tăng độ chắc mẩy của hạt. Phân NPK Văn Điển còn giúp nông dân dần thay đổi tập quán bón phân đạm và kali nhiều lần, bón vãi trên mặt, bón theo mưa vừa tốn nhiều công lại lãng phí phân bón”.

Xã Phú Lương, huyện Tân Lạc năm 2014 cấy 336ha lúa, 748ha ngô, 180ha khoai lang... các loại cây trên đa số được bón lân và phân NPK Văn Điển, ông Quách Công Trọng – Phó Chủ tịch xã nhận xét: “Phân Văn Điển bón cho ngô cây mập, lá dày màu xanh sáng bắp to, đầy hạt, màu sắc hạt đẹp và nghiền hạt đạt tỷ lệ bột cao. Bón cho khoai lang dây ngọn khoẻ, củ to chắc, màu vỏ đẹp nhẵn và đỡ bị sùng hà. Cây đậu tương được bón phân Văn Điển tăng khả năng chịu rét, chịu hạn úng, quả sai, hạt mẩy”. Nhiều người làm công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của tỉnh và huyện của Hoà Bình còn lo nếu không chọn loại phân bón phù hợp và bón không đúng cách còn làm cho đất chóng bị thoái hoá nghèo kiệt, nhất là trồng cam, mía, sắn, ngô đều có năng suất cao, hàng vụ lấy đi trong đất một lượng dinh dưỡng rất lớn.

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại khoáng thiên nhiên vì từ quặng nung từ nhiệt độ cao làm ra phân bón nên không độc hại, là sản phẩm thân thiện với môi trường. Các loại cây trồng ngoài bón lân Văn Điển có thể thay thế bằng phân NPK Văn Điển hoặc kết hợp bón 2 loại phân trên sẽ tốt hơn. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung lượng và vi lượng. Có từng loại phân bón riêng phù hợp với từng loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây. Phân không có chất phụ da (chất độn) mà nhiều loại phân khác thường có nên cây sử dụng được hầu hết. Phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa có loại: NPK 6.11.2 (bón lót) và loại NPK 16.5.17 (bón thúc), phân NPK Văn Điển bón cho đậu, lạc: NPK 4.12.7. Phân NPK Văn Điển bón cho ngô: NPK 5.10.3 (dạng vê viên) bón lót và NPK 14.8.7 (bón thúc). Đối với cam, bưởi bón phân NPK Văn Điển 5.10.3 và NPK Văn Điển 16.6.16. Mía bón loại phân NPK Văn Điển 10.5.12 và NPK Văn Điển 16.6.16.

Các ví dụ về bón phân Văn Điển cho cây lúa, ngô, đậu tương, khoai lang, mía và sắn,… có hiệu quả cao như đã nêu ở trên. Còn đối với cây ăn quả nhất là cây cam thì phân Văn Điển có ưu thế vượt trội. Hoà Bình nổi tiếng với vùng cam Cao Phong với diện tích lớn, chất lượng ngon và giá trị kinh tế cao có sự đóng góp quan trọng của phân bón Văn Điển. Ông Hoàng Văn Phú- Đội trưởng đội Tây Phong, Nông trường Cao Phong: “Bón phân Văn Điển tạo cho cam có bộ rễ tốt, cây xanh, dày lá, nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, quả tròn đều, lúc non quả xanh theo màu lá, lúc chín quả vàng đều, mọng nước vị ngọt thơm”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem