Hồi ký - sự thật “trần trụi” trong văn chương Việt

Minh Anh Thứ ba, ngày 01/05/2018 19:00 PM (GMT+7)
Việt Nam là quốc gia trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên việc ghi lại tình huống, sự kiện từ nhiều góc độ, và cả sự nếm trải những gì thuộc về quá khứ là điều cần thiết. Đó cũng là lý do cho sự bùng nổ hồi ký, đặc biệt là mảng hồi ký về đề tài chiến tranh.
Bình luận 0

Hồi ký không phải là một thể loại văn chương mới, song thời gian gần đây hàng loạt hồi ký chiến tranh ra đời. Tác giả không chỉ là những cựu chiến binh, mà còn có cả những người từng trải nghiệm trong giai đoạn chiến tranh, có khả năng nên viết hồi ký, ghi lại những sự kiện, cuộc đời như một nhu cầu bản thân.

img

Vốn là thể loại văn học, nên khi viết hồi ký, tác giả phải có sự lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, sinh động và phải đảm bảo tính trung thực của sự kiện, đời sống, nhằm làm rõ tư tưởng tác giả muốn nói, muốn hướng tới bạn đọc.

Viết hồi ký như một nhu cầu tự thân để giải tỏa năng lượng

Trong lịch sử phát triển của văn học thế giới cũng như Việt Nam, chiến tranh là một trong những đề tài trung tâm, có sức hút đối với các tác giả. Nhà văn Nguyễn Hiếu cho biết: “Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc các tác phẩm ký đã liên tiếp ra đời như “Ký sự Cao lạng” của Nguyễn Huy Tưởng(1951), “Trận Phố ràng – của Trần Đăng “(1951),”Họ sống và chiến đấu”của Nguyễn Khái (1966) … và gần đây có thể xem là giai đoạn được mùa cuả hồi ký mà theo tôi là một sự tất yếu của cuộc sống. 

Nhà văn Nguyễn Hiếu

Nhà văn Nguyễn Hiếu

Sau hàng chục năm, thời gian đủ để tác giả thu nhặt, gom góp những tư liệu mà trong hoàn cảnh chiến tranh không thể thực hiện được. Đồng thời cũng đủ thời gian sàng lọc dư luận trước những sự kiện đã từng chứng kiến và được tái hiện qua hồi ký. Bằng chứng rõ nhất là cuốn “biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của Trần Mai Hạnh đã tạo ra sức hút đáng kể trong dư luận”.

Trong vài thập niên gần đây viết hồi ký là một xu hướng được nhiều cây bút chuyên và không chuyên, đặc biệt là những người lính trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ sử dụng. Rất nhiều cựu binh, không phải làm nghề văn nhưng những cuốn hồi ký viết về cuộc sống chiến tranh mà họ đã trải qua được bạn đọc chú ý: Lính bay của tướng phi công, Anh hùng LLVT Phạm Phú Thái; Hồi ức lính của cựu binh Vũ Công Chiến (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Hà Nội năm 2017); Trận chiến trên cánh sóng của cựu binh Hoàng Tiến Thắng; có mộ thời như thế của Võ Minh - cuốn sách được xuất bản trong dự án “Tủ sách tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi 20” cùng nhật ký chiến trường của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm...

Nhà văn Lê Thị Bích Hồng

Nhà văn Lê Thị Bích Hồng

Nhà văn Lê Thị Bích Hồng chia sẻ: “Tôi rất thích những cuốn hồi ký, tự truyện trong tủ sách mãi mãi tuổi 20. tôi thích “Khúc tráng ca thành cổ”, “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”. Cả một trang sử oanh liệt, họ muốn kể lại, cái họ kể lại chính là cái họ đang nhìn nhận lại cuộc đời họ đã qua, nhưng đồng thời đó cũng là bài học giáo dục thế hệ trẻ. Tính chân thực, nhân văn trong những cuốn hồi ký thực sự cho người đọc cảm giác xúc động bởi chính tác giả khi viết cũng lắng lòng để kể lại cuộc chiến đầy máu lửa và nước mắt với biết bao thử thách, khó khăn, gian khổ mà họ là những người trong cuộc, còn người sáng tác dù có viết cũng không thể nghĩ ra được.

Tôi trân trọng nhưng tác phẩm ấy và đấy là một xu hướng sẽ được bạn đọc quan tâm. Tuy nhiên vẫn phải nhấn mạnh rằng sự thật đến đâu, nhưng nếu không được trau truốt qua ngôn từ của những người có tấm hồn văn chương hoặc những nhà văn thì nó không thể đẹp được toàn vẹn vì giá trị của hồi ký còn là cái đẹp của ngôn từ”.

Qua khảo sát có thể thấy, xu hướng chung trong việc viết hồi ký của các tác giả không chuyên là nhu cầu tự thân như một giá trị tinh thần. Vì thế mà nhiều hồi ký chiến tranh ra đời như là để tự giải tỏa tâm hồn, tình cảm, âu cũng là cách chơi "văn hóa” sang trọng.

 Một trào lưu văn chương cần có tính hư cấu, nhưng đã đến lúc xã hội cần những tác phẩm văn chương là sự thật được bộ lộ một cách trần trụi mà người kể mang thông điệp của chính họ và cho mọi người.

Hồi ký tạo ra một xu hướng trong dòng chảy văn chương

Ở nước ta, hồi ký là thể loại được nhiều thế hệ tác giả, nhà văn viết thành sách như: Một cơn gió bụi (Trần Trọng Kim), Hồi ký Trần Độ (Trung tướng), Hồi ký Trần Quang Cơ (nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng); Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Ba người khác (Tô Hoài)... và nhiều cuốn hồi ký của các tướng lĩnh, cựu binh…

Nói về thể loại Hồi ký trong dòng chảy văn học Việt Nam, nhà văn Lê Thị Bích Hồng cho rằng: “Từ năm 1975, văn chương Việt Nam thường đi theo “một giọng bè cao” với những tác phẩm ngợi ca đất nước, quê hương, anh hùng...qua cái nhìn sử thi. Tuy nhiên, xu hướng viết hồi ký càng ngày nhiều kể từ những thập niên 1990, rồi những năm đầu thế kỷ 21. Các tác giả lắng lại cảm xúc, đi vào từng con người, nỗi đau thân phận và không ngại ngần nói lên chặng đường đã qua như một hoài niệm quá khứ. Hoài niệm ấy không phải “ăn mày dĩ vãng”, điều quan trọng chính là việc nhìn lại dĩ vãng để thấy trân quý và sống sao cho tốt. Đó là lý do khiến cho xu hướng văn chương bây giờ rất cần tính xác thưc.”

img

Cùng chung mạch cảm, nhà Văn Nguyễn Hiếu luận giải: “Nếu tác phẩm ký được viết một cách khách quan và trung thực thì dù muốn hay không cũng trở thành những tư liệu quý giá không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cả tương lai. Trong chừng mực nhất định không ít tập hồi ký chiến tranh đạt được yếu tố chân thực, trung thành với sự kiện được viết lại. Tập “Thượng Lào Kí sự” của Nhà văn Hà Đình Cẩn một cựu chiến binh từng trong đơn vị tình nguyên phối hợp với quân đội anh em Lào là một ví dụ điển hình".

Nhà thơ Trần Quang QUý

Nhà thơ Trần Quang Quý

Nhìn lại chặng đường của văn học Việt Nam cho thấy hồi ký đóng góp không nhỏ trong dòng chảy văn học và đời sống, bằng sự hấp dẫn, sinh động và chân thực.

Nhà thơ Trần Quang Quý khẳng định: “Cùng với vẻ đẹp của hồi ký chiến tranh, cũng xuất hiện nhiều cuốn hồi ký, tự truyện của các tác giả không chuyên kể từ khi xuất hiện cuốn tự truyện "Lê Vân yêu và sống" (2006) gây sốt, như một sự mở đầu trào lưu viết tự truyện của giới showbis. Hay năm 2016, Nxb. Hội Nhà văn xuất bản cuốn tự tuyện "Để gió cuốn đi" của Ái Vân.  Có lẽ vì họ là giới showbis, nên nhiều người hoài nghi rằng viết hồi ký cốt là để bán danh, câu view...? song không hẳn là thế”.

Với nhà báo Trần Mai Hạnh, người đã phải mất tới 40 năm mới có thể cho ra mắt hồi ký: Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 mà theo ông, khi đặt bút viết, nghĩa là ông đã mang cả sinh mạng chính trị của mình gắn vào tác phẩm.

Nhà báo Trần Mai Hạnh cho rằng: “Lịch sử đã cho tôi may mắn được là người trong cuộc. Ngày ấy, tôi còn may mắn được Ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn - Gia Định cấp "GIẤY CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT" 1/5/1975". Đây được xem như là Thẻ nhà báo đầu tiên được cấp trong buổi bình mình lịch sử của TP. Sài Gòn giải phóng. Từ đó, tôi có điều kiện tiếp xúc, thu thập được nhiều tài liệu mật về cuộc chiến của phía bên kia (phía chính quyền Sài Gòn và phái Hòa Kỳ). Tôi tin cuốn sách có số phận của nó”.

img

Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 là cuốn hồi ký tạo được sức hút đối với độc giả trong nước và quốc tế. Nhà văn Bích Hồng cho biết: “Tôi thích Biên bản chiến tranh bởi tinh chân thực của những con số. Các số liệu ấy đã trở nên sức sinh động bởi sự khéo léo của tác giả trong việc dùng ngôn ngữ lồng ghép cảm xúc trong tác phẩm. Viết hồi ký là xu hướng được bạn đọc đón nhận và đã đến lúc bạn đọc cần một sự thật được thể hiện qua những giọng văn đẹp, để nhìn lại quá khứ, trân trọng những cái đã qua và quý trọng những gì hôm nay. Những tác phẩm mang tính sự thật, ở đó là những số phận con người càng trịu trần, càng gần gũi thì càng cho họ có cái nhìn khác hơn”.

Viết hồi ký, dễ mà khó bởi nếu không khéo léo trong ngôn từ sẽ khiến người đọc cảm thấy khô cứng vì những số liệu, chứng cứ. Và ở một góc độ nào đó nếu không trau chuốt ngôn từ sẽ khiến cho câu chuyện được kể lại trở nên bẽ bàng. Một hồi ký hay, có sức sống trong lòng bạn đọc thì nội dung của nó phải hướng đến tính nhân văn, chứ nếu chỉ khai thác hay kể lại những câu chuyện một cách trần tục sẽ khó chấp nhận.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem