dd/mm/yyyy

Hội Nông dân Sơn La chung tay thúc đẩy phát triển KT - XH

Hội Nông dân tỉnh Sơn La đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tỉnh ủy Sơn La năm 2023.

Chương trình phối hợp với 6 nội dung

Theo Kế hoạch số 01 ngày 30/9/2022 của TW Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh ủy Sơn La về triển khai Chương trình phối hợp gồm 6 nội dung: Thứ nhất: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt và triển khai Nghị quyết số 19 ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Nghị quyết số 11- ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Nghị quyết số 20 ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, trọng tâm thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 1.

Sơn La họp triển khai Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tỉnh ủy Sơn La năm 2023. Ảnh: Văn Ngọc

Thứ hai: Quán triệt, phổ biến nội dung Chương trình phối hợp số 12- ngày 01/7/2022 tới các sở, ban, ngành, các huyện. Thứ ba: Tổ chức quảng bá giới thiệu, liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La thông qua Hội thi, Hội nghị, hội ( chợ, triển lãm, điểm trưng bày. Thứ 4: Phối hợp triển khai các mô hình, chương trình dự án trên địa bàn tỉnh Sơn La về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chuyển đổi số trong nông nghiệp. Thứ năm: Lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Thứ sáu: Lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.  Phối hợp triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Quyết định số 516/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp tham gia và phối hợp thực hiện một số chương trình đề án kinh tế, văn hóa, xã hội nông.

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 2.

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự cuộc họp triển khai Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tỉnh ủy Sơn La năm 2023. Ảnh: Văn Ngọc

Giúp nông dân xây dựng vùng nông nghiệp CNC

Bà Cầm Thị Phong, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: Triển khai Kế hoạch số 01 ngày 30/9/2022 của TW Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh ủy Sơn La về triển khai Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tỉnh ủy Sơn La năm 2023. Trong đó tập chung thực hiện xây dựng vùng nông nghiệp sản xuất tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao tại vùng mận huyện Yên Châu với quy mô 300ha. Sở nông nghiệp đã tổ chức các thực hiện các nhiệm vụ được giao. Sở đã phổ hợp với UBND huyện Yên Châu khảo sát, về địa điểm, vị trí, tọa độ, quy mô, các tổ chức cá nhân tham gia phát triển, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng áp dụng KHCN.

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 4.

Bà Cầm Thị Phong, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, phát biểu tại cuộc họp triển khai Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tỉnh ủy Sơn La năm 2023. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với việc xây dựng vùng sản xuất nông sản cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân và nguồn vốn khác: Dự kiến vùng dứa Sốp Cộp, quy mô 300 ha: Xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp cho Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chi nhánh Sơn La: Dự ước đến hết năm 2022, tổng diện tích vùng nguyên liệu là 1.776 ha, trong đó: Dứa 429,38 ha; chanh leo 779,6 ha; ngô ngọt 462,2 ha, đậu tương rau 98,5 ha, rau chân vịt 6,2 ha. Tổng diện tích các loại cây đã thực hiện trồng và ký liên kết với Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chi nhánh Sơn La phục vụ nguyên liệu cho nhà máy năm 2022 đạt 927,64 ha; trong đó: Cây dứa 301,25 ha; chanh leo 246,39 ha; ngô ngọt 293,2 ha, đậu tương rau 80,6 ha, rau chân vịt 6,2 ha. Tổng sản lượng Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã thu mua phục vụ cho Nhà máy chế biến năm 2022 là 4.871,5 tấn trong đó: dứa 1.307,7 tấn; Chanh leo 975 tấn; Đậu tương rau 20,2 tấn; 997 tấn ngô ngọt; rau chân vịt 1,6 tấn; xoài 1.570 tấn.

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 5.

Xây dựng vùng sản xuất nông sản cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân. Ảnh: Văn Ngọc

"Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện Sốp Cộp xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu dứa cung cấp cho nhà máy chế biến theo Kế hoạch số 06-KH/TCT ngày 18/01/2023 và nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến nông sản khác trên địa bàn tỉnh (Sốp Cộp: Kế hoạch 89 ha, trong đó trồng mới 30 ha, diện tích liên kết với Doveco 66 ha, dự kiến sản lượng 900 tấn). Phối hợp với UBND huyện Sốp Cộp, Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, chi nhánh Sơn La khảo sát, lựa chọn địa điểm, vùng, hộ trồng dứa đảm bảo theo đúng quy định" bà Phong nói.

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 6.

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 7.

Sơn La tạp trung xây dựng vùng nông nghiệp sản xuất tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Văn Ngọc

Hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm

Ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Đối với việc tổ chức quảng bá giới thiệu, liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La thông qua Hội thi, Hội nghị, hội chợ, triển lãm, điểm trưng bày. Hội Nông dân tỉnh chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Trung ương Hội dự kiến các điểm xây dựng Cửa hàng giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La tại Trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và một số địa điểm của Trung ương Hội tại các tỉnh, thành phố (Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam; Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn; Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung Tâm Hỗ trợ nông dân – nông thôn khu vực Miền Trung tại Tây Nguyên).

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 8.

Hội Nông dân Sơn La đẩy mạnh quảng bá, hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Văn Ngọc

Tổ chức quảng bá giới thiệu, liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La thông qua Hội thi, Hội nghị, hội chợ, triển lãm, điển trưng bày. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến - Đầu tư tỉnh tổ chức gian hàng quảng bá giới thiệu, liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La Hội thi nhà Nông đua tỉnh Sơn La lần thứ và Hội thi nhà Nông đua tài toàn quốc lần V - năm 2022 vòng thi khu vực I tại tỉnh Lai Châu.

Tổ chức gian hàng giới thiệu sản nông nghiệp tiêu biểu tại Hội nghị tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2022, Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thành phố và điểm cầu các xã, phường, thị trấn, tổng số đại biểu dự tại các điểm cầu là trên 5.559 đại biểu tham dự tại 217 điểm cầu. Sau hơn 10 tháng khởi động Chương trình bình chọn, Ban Tổ chức đã tiếp nhận 30 sản phẩm nông nghiệp thuộc 07 nhóm sản phẩm của 24 đơn vị trên địa bàn của 11/12 huyện, thành phố. 

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 9.

Đến nay Hội Nông dân tỉnh Sơn La xây dựng 12 Chuỗi cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân tại các huyện, thành phố. Ảnh: Văn Ngọc

Xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu

Về xây dựng 01 bản nông thôn mới kiểu mẫu, cho bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, đây là bản có điều kiện kinh tế, xã hội, an ninh Quốc phòng thuộc tốp đầu của xã để xây dựng làm Bản kiểu mẫu.

Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Sơn La, cho biết: Về xây dựng 01 bản nông thôn mới kiểu mẫu, bản Hùn phải đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Bản nông thôn mới, gồm 16 tiêu chí, 44 Chỉ tiêu, sau đó mới tiếp tục tổ chức triển khai 1 trong 5 hình thức kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí Bản nông thôn mới kiểu mẫu.

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 10.

Nông dân bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) chung tay xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Văn Ngọc

Theo Báo cáo của xã Chiềng Cọ, tính đến cuối năm 2022, Bản Hùn đã đạt 10/16 tiêu chí; chưa đạt 6/16 tiêu chí và 8/44 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí Bản nông thôn mới, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, những chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt là nhưng chỉ tiêu, tiêu chí hết sức quan trọng, cần nguồn vốn đầu tư lớn nhưng đã đạt, như chỉ tiêu, tiêu chí về đường GTNT, về trường học, về cơ sở vật chất văn hóa, về hộ nghèo, về an ninh trật tự.

Còn lại 08 chỉ tiêu thuộc 6 tiêu chí cơ bản là tiêu chí mềm, dễ triển khai như tiêu chí Kế hoạch phát triển Bản; Thông tin và truyền thông; Lao động; chỉ tiêu Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử; một số chỉ tiêu về Cảnh quan chất lượng môi trường sống….Hiện hay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố, Ban chỉ đạo xã Chiềng Cọ rà soát lại, tính toán cân đối và huy động các nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực tại chỗ để có Kế hoạch cụ thể, chi tiết xây dựng Bản Hùn xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La đạt chuẩn nông thôn mới, tiến tới nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2023.

Nông dân với sự phát triển của địa phương - Ảnh 11.

Bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Để xây dựng bản Hùn đạt bản nông thôn mới kiểu mẫu, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới tỉnh Sơn La đề xuất các giải pháp như: Cải tạo và mở rộng đường trục bản dài 2km, Xây dựng cổng chào và biển chỉ dẫn. Đầu tư hệ thống chiếu sáng đường trục bản dài 4,7 km. Đầu tư hệ thống rãnh thoát nước dài 02 km. Tập huấn đào tạo nghề cho khoảng 100 người (trong đó nông lâm nghiệp 70, tiểu thủ công nghiệp 30 người).

Việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 01/HNDTW-TUSL ngày 30/9/2022 của TW Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh ủy Sơn La về triển khai Chương trình phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Tỉnh ủy Sơn La năm 2023 sẽ góp phần nâng cao thu nhập, mức sống cho người nông dân, xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh