Thứ bảy, 20/04/2024

HoREA phản bác nhiều đề xuất “mạnh tay” của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến đấu giá đất

28/04/2022 4:00 PM (GMT+7)

Theo HoREA, trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá thì “sẽ phải bồi thường cho Nhà nước thêm một khoản tiền bằng giá trị tiền đặt trước” là chưa có căn cứ pháp luật…

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, bao gồm Nghị định số 43 ngày 15/5/2014.

Tại dự thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bổ sung thêm Điều 17a về Đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Trong đó có những đề xuất "mạnh tay" với các trường hợp trúng đấu giá nhưng tự ý hủy kết quả, không nộp tiền, không đưa đất vào sử dụng…

HoREA phản bác nhiều đề xuất “mạnh tay” của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến đấu giá đất - Ảnh 1.

Một trong 4 lô đất được đem đi bán đấu giá ở Thủ Thiêm hồi cuối năm 2021. Ảnh: Quang Duy

Tuy nhiên, góp ý kiến về "đấu giá quyền sử dụng đất" tại Điều 17a Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai - gửi Thủ tướng Chính phủ - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã chỉ ra nhiều bất cập trong dự thảo.

Từ chối tham gia đấu giá sẽ phải bồi thường là chưa có căn cứ?

Cụ thể, HoREA cho hay, nội dung khoản 3 Điều 17a "Dự thảo Nghị định" quy định: "Trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá thì sẽ phải bồi thường cho Nhà nước thêm một khoản tiền bằng giá trị tiền đặt trước" là chưa có căn cứ pháp luật.

Nguyên nhân là Luật Đấu giá tài sản 2016 chỉ quy định người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong trường hợp đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá và không hề quy định  sẽ phải bồi thường cho Nhà nước thêm một khoản tiền bằng giá trị tiền đặt trước.

Ngoài ra, quy định này cũng chưa có căn cứ pháp luật, chưa phù hợp với khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định; không phù hợp với Điều 23 Nghị định 82/2020 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và Nghị định số 91/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Hiệp hội nhận thấy điểm đ khoản 5 Điều 17a Dự thảo Nghị định chỉ được thực hiện theo bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án chứ không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, mức phạt 50% giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá và các chi phí đấu giá thường có giá trị rất lớn.

HoREA phản bác nhiều đề xuất “mạnh tay” của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến đấu giá đất - Ảnh 2.

Lô đất 3.12 mà công ty Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) xin bỏ cọc. Ảnh: Quang Duy

"Đơn cử, giá trúng đấu giá của lô đất 3.12 Khu đô thị mới Thủ Thiêm lên đến 24.500 tỷ đồng, nếu áp dụng thì người tham gia đấu giá sẽ phải nộp khoản tiền lớn là 12.250 tỷ đồng và chi phí đấu giá.

Do đó, mức phạt này chỉ có thể thực hiện nếu được quy định trong Luật Đấu giá tài sản 2016 và pháp luật có liên quan, bởi khoản 3 Điều 51 Hiến pháp 2013 quy định "Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa" – ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA dẫn giải.

HoREA phản bác nhiều đề xuất “mạnh tay” của Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến đấu giá đất - Ảnh 3.

4 lô đất TP.HCM tổ chức bán đấu giá hồi cuối năm 2021. Ảnh: Hồng Trâm

Vì vậy, HoREA đề nghị bỏ quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 17a Dự thảo Nghị định. Trong trường hợp xem xét sửa đổi Luật Đấu giá tài sản 2016 và Nghị định số 82/2020, HoREA đề nghị, nếu có quy định xử phạt bổ sung thì chỉ nên áp dụng mức xử phạt buộc nhà đầu tư nộp khoản tiền bằng khoảng 10% giá trúng đấu giá trong trường hợp người trúng đấu giá không thực hiện kết quả trúng đấu giá, không thực hiện hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá không có lý do chính đáng.

"Không nên để mức phạt quá cao lên đến "50% giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá" như đề xuất tại điểm đ khoản 5 Điều 17a Dự thảo Nghị định", ông Châu đề xuất.

"Cấm cửa" 5 năm với trường hợp bỏ đấu giá là quá dài

Ngoài ra, với đề xuất cấm tham gia đấu giá 5 năm với trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá (Điểm e khoản 5 Điều 17a Dự thảo Nghị định quy định), HoREA cho rằng việc này "không có tác dụng với doanh nghiệp lôm côm".

"Việc cấm tham gia đấu giá một số năm có tác dụng răn đe đối với doanh nghiệp đàng hoàng, quan tâm xây dựng uy tín thương hiệu, tuy nhiên không có tác dụng đối với các doanh nghiệp "làm ăn lôm côm", doanh nghiệp mới do nhà đầu tư lập riêng để làm.

Trên thực tế, đã có những doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng đất dù chỉ mới thành lập được vài tháng. 

Do đó, quy định cấm tham gia đấu giá 5 năm với các doanh nghiệp đàng hoàng, uy tín, tuân thủ pháp luật là quá dài", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, chia sẻ.

Vì vậy, HoREA đề xuất chỉ nên quy định thời hạn cấm tham gia khoảng 2 năm đối với trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá, hoặc không thực hiện kết quả đấu giá, không thực hiện hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Giá thuê đất công nghiệp được trong ba năm tới được dự báo tăng liên tục ở cả phía Nam và phía Bắc nhờ triển vọng tốt trong phân khúc này vì Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Với nhiều người, bếp là linh hồn, là trái tim của ngôi nhà, nơi gia chủ thể hiện tình yêu với ẩm thực và sự quan tâm, vun vén tới các thành viên trong gia đình. Trong đó, tủ bếp đóng một vai trò thiết thực trong không gian - nơi tạo ra những món ăn ngon tạo nên sự gắn gia đình.

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư 6.860 tỉ đồng.

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Đa số các công ty trong khu công nghiệp Bình Đường (tỉnh Bình Dương) mong muốn tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp.

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản Khu đô thị Một Thế Giới cho Tập đoàn Kim Oanh (Kim Oanh Group). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD